Nghẹt thở trong ngày nắng nóng ở viện Nhi Trung ương
- Bệnh viện tâm thần quá tải vì nắng nóng
- Nắng nóng gay gắt còn kéo dài đến hết tuần
- Nắng nóng, biển cấm bơi tại hồ Tây... vô tác dụng
Theo ghi nhận tại Bệnh viện nhi Trung ương Hà Nội, từ cuối tháng 5 trở lại đây, đã có hàng chục nghìn bệnh nhi tới khám và phải nhập viện với nhiều triệu chứng bệnh khác nhau.
Trời nắng nóng nên lượng bệnh nhi nhập viện do nhiễm các bệnh như tiêu hóa, hô hấp, tiêu chảy, bệnh ngoài da… ngày càng đông hơn.
Trước tình hình này, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, các bác sĩ, y tá hoạt động hết công suất, còn người nhà và bệnh nhi thì càng kiệt sức hơn vì thời tiết nắng nóng.
Tại các hành lang, phòng chờ của bệnh viện luôn trong tình trạng chật kín chỗ. |
Tại bàn xếp sổ khám vẫn rất đông người nhà bệnh nhi chờ đợi để được khám bệnh. |
Người nhà bệnh nhi la liệt nằm, ngồi chờ đợi kết quả khám bệnh và làm thủ tục nhập viện. Ai cũng mệt mỏi vì nắng nóng. |
Kiệt sức vì nắng nóng. |
Cả gia đình phải tạm gác lại công việc đưa con đi khám. |
Một bé gái đang chờ được xét nghiệm. |
Hành lang và phòng chờ chật kín chỗ, người nhà bệnh nhi phải ra ngoài ngồi dưới những bóng râm. |
Tranh thủ cho con ăn trong khi chờ đợi kết quả khám bệnh. |
Lời khuyên đối với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ nhỏ vào thời điểm nắng nóng: - Luôn đảm bảo uống đủ nước theo nhu cầu của trẻ, nhưng không để trẻ uống quá nhiều nước trắng, nước ngọt có ga kèm theo đá lạnh. Trẻ uống nguồn nước không đảm bảo sẽ rất dễ đau bụng. Tốt nhất nên cho trẻ uống nước ép từ các loại trái cây tươi. - Thời tiết nóng cũng làm các loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, ôi thiu, thức ăn sử dụng lại bảo quản không tốt như thịt, sữa rất dễ gây tiêu chảy cho trẻ. Phụ huynh nên dạy cho trẻ nhận biết và sử dụng nước uống, thức ăn đảm bảo vệ sinh. - Trẻ thích ngồi trước quạt, điều hòa, tắm khi đang chơi ngoài nắng nóng, cơ thể thay đổi đột ngột sẽ rất dễ bị sốt. Vì thế, người lớn cần phải chú ý, dung hòa nhiệt độ các phương tiện làm mát phù hợp với cơ thể trẻ. - Không nên kiềm chế bé hoạt động, nhưng khi đổ mồ hôi nên lau khô cho trẻ, giảm nhiệt dần dần, tuyệt đối không cho trẻ tắm đột ngột. - Rửa tay thường xuyên giúp trẻ giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh giữa mùa nắng nóng. - Nhận biết dấu hiệu bệnh của bé để đưa tới các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, nhất là khi bé sốt cao, người lạnh, không ăn, không uống. |