Ngộ độc rượu có Methanol: Sẽ tiếp tục xảy ra nếu không quản lý tốt

18:32 24/02/2017

Vụ ngộ độc tập thể ở huyện Phong Thổ, Lai Châu khiến gần 50 người bị ngộ độc trong đó, 8 người tử vong vẫn khiến mọi người chưa khỏi âu lo. Nhất là khi, nguyên nhân chính của vụ việc đau lòng này chính là ngộ độc rượu có Methanol. Điều này được GS.TS. Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm ung bướu - khẳng định tại hội thảo về tác hại của rượu bia tổ chức chiều 24-2. 

Theo GS.TS. Mai Trọng Khoa, bằng chứng cho thấy các bệnh nhân bị ngộ độc Methanol là các xét nghiệm máu cho thấy nồng độ methanol cao; kết quả xét nghiệm các mẫu rượu có Mathanol cũng cao gấp hàng nghìn lần cho phép; sử dụng phác đồ điều trị Methanol cho các bệnh nhân thì có hiệu quả.

Tuy nhiên, có một số bệnh nhân không uống rượu nhưng có biểu hiện bất thường, như có triệu chứng tiêu  hóa nhẹ đơn thuần, có thể do ngộ độc thực phẩm thông thường do vệ sinh thực phẩm không đảm bảo. Một số bệnh nhân bị đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt ở mức độ nhẹ hiện đã hết, hoặc cải thiện phần lớn triệu chứng, khám và xét nghiệm không thấy bất thường. Cho đến nay, chưa thấy có các bằng chứng về nguyên nhân ngộ độc do các chất khác, cũng như chưa thấy bằng chứng nào về các bệnh khác ngoài ngộ độc trong vụ ngộ độc này.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, đoàn công tác của BV Bạch Mai và nhiều nơi khác đã có mặt để hỗ trợ ngành y tế địa phương điều trị các nạn nhân. Tuy nhiên, điều mà GS.TS. Mai Trọng Khoa muốn nhấn mạnh là, cho dù các bác sĩ đã có mặt kịp thời và giải quyết rất tốt việc điều trị, khắc phục hậu quả thì vẫn chỉ là bị động. “Nếu chúng ta không làm tốt việc truyền thông để ngăn chặn các vụ ngộ độc rượu có Methanol, thì sẽ còn những vụ như ở Phong Thổ tiếp tục xảy ra trong tương lai gần. Bởi ở nước ngoài việc sử dụng Methanol rất hạn chế do được quản lý chặt, nhưng ở Việt Nam lại được dùng rất bừa bãi.” - GS.TS. Mai Trọng Khoa lưu ý.

Các bác sĩ BV Bạch Mai kiểm tra sức khỏe cho các nạn nhân trong vụ ngộ độc ở 

Phong Thổ, Lai Châu

Ths. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết, rượu có Methanol mới xuất hiện ở vùng cao thời gian gần đây. Mà đồng bào dân tộc có thói quen uống rượu nhiều, cho nên nếu chúng ta không có thông điệp kịp thời với đồng bào và chính quyền địa phương về những tác hại khôn lường của việc ngộ độc rượu có Methanol, để đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp mạnh tay, thì tới đây sẽ còn nhiều vụ đau lòng ở các tỉnh vùng cao. Quy trình nấu rượu bằng ngũ cốc của Việt Nam không bao giờ có Methanol nên có thể thấy rượu có Methnol là có chủ ý cho vào, hoặc pha thêm, như vụ ngộ độc Methanol ở Phong Thổ.

Đáng lưu ý là việc quản lý Methanol ở nước ta hiện chưa có, nên đây sẽ là nguyên nhân dự báo các BV còn phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc Methanol thời gian tới nếu không có các biện pháp ngăn chặn. Bởi khi không quản lý được sẽ xảy ra hiện tượng gian dối, như người kinh doanh pha cồn công nghiệp mathanol vào rượu để bán.

Ths. Nguyễn Trung Nguyên cho biết, không có cách nào biết được rượu có Methanol hay không trước khi uống. Vì test tại chỗ cũng sai số. Phương pháp chính xác nhất để xác định Methanol là phải được kiểm tra trên những máy móc hiện đại nhưng rất đắt. Vì vậy tốt nhất là không nên uống rượu trắng không có xuất xứ, nhãn mác.

Thực tế, ngộ độc Methanol vẫn xảy ra nhiều và tử vong chiếm tỉ lệ cao do Methanol rất độc với hệ thần kinh, nên tổn thương não, làm phù não, não không còn nếp nhăn. Người may mắn sống sót thì dễ bị mù hoặc di chứng về não. Theo Ths. Nguyễn Trung Nguyên, những ngày qua đã có 4 nạn nhân ngộ độc Methanol nhập viện, trong đó 3 người tử vong. Người bị ngộ độc Methanol nặng nhất là bác sĩ, con một vị giáo sư dạy về đông y. Anh uống rượu ngâm thuốc có tỉ lệ Methanol rất cao, dẫn đến tụt huyết áp, hôn mê sâu, phải lọc máu liên tục, nhưng vẫn không qua khỏi. Một người khác nhập viện sáng 24-2 đã qua cơn nguy kịch nhưng có để lại di chứng hay không hiện vẫn chưa rõ.

Không chỉ rượu có Methanol, mà hậu quả từ việc lạm dụng rượu cũng được các chuyên gia của BV Bạch Mai chia sẻ, với mong muốn người dân hiểu được tác hại của rượu để thay đổi “văn hóa uống rượu” vốn đang tràn lan ở mọi tầng lớp.

GS.TS. Mai Trọng Khoa cho biết ở Trung tâm ung bướu của BV Bạch Mai, cứ 10 người mắc ung thư được phát hiện, thì 9 người liên quan đến rượu, chủ yếu là nam giới với các ung thư phổ biến là vòm họng, thực quản, dạ dày, gan, đặc biệt là ở những người uống rượu kèm hút thuốc lá. Những người thường uống rượu mạnh, hay đi tiếp khách, người uống rượu nhiều năm … có tỉ lệ mắc ung thư cao. Nhiều người  khi chụp não có ổ trong não, chắc chắn có nguyên nhân do rượu.

Ths. Nguyễn Trung Nguyên đưa ra những bằng chứng từ các bệnh nhân đã điều trị tại Trung tâm chống độc cho thấy người lạm dụng rượu bị teo não, giãn cơ tim, phì đại, suy tim; giãn mạch máu thực quản gây chảy máu và dễ tử vong. Thai phụ uống rượu nhiều có thể gây đẻ non, đứa trẻ sinh ra đã bị lão hóa…

TS. Vũ Trường Khanh - Trưởng Khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai) cho hay, gần 3.000 bệnh nhân mắc bệnh gan được điều trị liên tục ở Khoa Tiêu hóa mỗi năm, trong đó, hơn 50% là xơ gan, đa phần ở những người 30-40 tuổi, đều liên quan đến rượu. Ngày ít cũng có 25-27 ca xơ gan do rượu nhập viện, có ngày tới 40 ca. Những ngày Tết vừa qua có rất nhiều ca vào cấp cứu và tử vong. Người bệnh bị hội chứng gan đau đớn, la ó cả ngày rất tội nghiệp. Ngoài ra còn có 500-700 bệnh nhân bị viêm tụy do rượu mỗi năm và viêm tụy dễ dẫn đến ung thư tụy, viêm tụy mãn …gây hậu quả rất lớn. Nhiều người quan niệm rượu vang, whisky không sao là sai lầm, mà đều gây xơ gan khi dùng nhiều.

“Không khuyến khích dùng rượu, dù rượu mạnh hay rượu thuốc, vì hậu quả là rất lớn” - TS. Vũ Trường Khanh nhấn mạnh.

Thanh Hằng

Tôi đã nhiều lần nghe đoạn băng ghi âm sự kiện lịch sử diễn ra tại Đài Phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30/4/1975. Lần nào cũng dâng trào niềm hân hoan non sông liền một dải… Và tôi chợt chiêm nghiệm, trong thời khắc trọng đại đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, có 3 người giữ vai trò chủ chốt tại Đài phát thanh Sài Gòn, thì một người miền Bắc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, quê Hà Nội), một người miền Trung là Trung tá Bùi Tùng (đại diện quân Giải phóng, quê Đà Nẵng) và một người miền Nam là Đại tướng Dương Văn Minh (Tổng thống chính quyền Sài Gòn; quê Mỹ Tho, Tiền Giang, nay là tỉnh Đồng Tháp). Phải chăng, đó là sự sắp đặt thú vị của dòng chảy lịch sử luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.