Người dân lo sợ bệnh viêm não mô cầu: Lại khan hiếm vaccine

19:27 04/03/2016
Sau khi một bệnh nhân ở Hải Dương bị tử vong về bệnh viêm não mô cầu, tiếp đến bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên của Hà Nội cũng đã xuất hiện, đã khiến người dân rất lo lắng về dịch bệnh này.

Bởi, qua truyền thông, mọi người đã biết được đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch lớn và có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao.

Dịch viêm màng não do mô cầu thường gia tăng vào thời tiết đông xuân như hiện nay. Do lo sợ, lại biết bệnh có thể phòng được bằng vaccine nên nhiều phụ huynh đã cho con đi tiêm. Tuy nhiên, ngày 4-3, nhiều điểm tiêm vaccine ở Hà Nội đã không có vaccine phòng bệnh viêm não mô cầu, như Trung tâm y tế  dự phòng Hà Nội, Trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc và nhiều điểm tiêm phòng ở TP. Hồ Chí Minh.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, hiện tại vaccine viêm não mô cầu đã hết hàng, dự kiến khoảng tháng 4 mới có. Đại diện các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, vaccine viêm não mô cầu hết trong thời gian dài vừa qua và cũng chưa biết khi nào sẽ tiếp tục có.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh viêm não mô cầu hiệu quả nhất hiện nay.

Chiều 4-3, đại diện Cục Y tế Dự phòng cho hay, từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh viêm não mô cầu và năm 2011 có số người mắc bệnh cao nhất với 272 ca nhiễm. Từ năm 2012, số ca nhiễm bệnh viêm não do mô cầu cũng như các ca tử vong do bệnh đã giảm dần. Từ đầu năm 2016 tới nay, cả nước đã xuất hiện 6 ca nhiễm viêm não mô cầu, trong đó có một trường hợp tử vong. Số người mắc viêm não mô cầu không nhiều, nhưng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong nhanh có thể trong vòng 24 giờ khởi bệnh, hoặc để lại nhiều di chứng nặng, đặc biệt lây lan qua đường hô hấp nên luôn được cảnh báo nguy hiểm.

 Hiện nay tại các ổ dịch đều được Trung tâm Y tế dự phòng các địa phương tập trung giải quyết, theo dõi, cách ly tại nhà bệnh nhân và thực hiện các biện pháp cần thiết để không để dịch có nguy cơ lan rộng. Tiêm chủng và chủ động phòng tránh được coi là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi bệnh nguy hiểm này.

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo: Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, người dân cần chú ý vệ sinh cá nhân với việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; vệ sinh thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vaccine này được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, một lần nữa, việc khan hiếm vaccine viêm não mô cầu lại cho thấy, đơn vị chức năng của Bộ Y tế trong việc dự báo dịch bệnh còn thiếu tầm nhìn xa, thiếu tính chiến lược khi tiếp tục để bị động trong việc cung cấp vaccine tiêm phòng, để ứng phó với dịch bệnh.

Thanh Hằng

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文