Hãi hùng như vào nhà vệ sinh bệnh viện

17:12 24/03/2017
Vấn đề nhà vệ sinh ở bệnh viện (BV) vốn bị coi là chuyện nhỏ, nhưng thực ra lại không hề nhỏ. Bởi nhà vệ sinh mất vệ sinh đang là nỗi ám ảnh của người bệnh và còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.


Một trong các nhà vệ sinh BV bẩn thỉu nhất là ở BV K (cơ sở 1 tại Quán Sứ) khi rác để ngập cao hơn cả chậu rửa mặt. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến người thường còn không chịu nổi nữa là người bệnh khi phải đặt chân vào nơi này. Đặc biệt, ở đây còn không phân loại rác y tế và rác thường, nên rất nguy hiểm. Chỉ sau khi nhận được ý kiến phản ánh, BV mới biết để giải quyết vấn đề này. Cùng BV nhưng  khu vực điều trị tự nguyện ở cơ sở 3 (Tân Triều) thì nhà vệ sinh lại sạch sẽ, khác hẳn cơ sở 1. 

Phòng vệ sinh của BV Phụ sản Hà Nội cũng rất bẩn. Đáng ngại nữa là phòng vệ sinh dùng chung cho cả nam lẫn nữ, rất bất tiện cho các bà bầu, sản phụ.

Ở BV Nhi Trung ương, nhà vệ sinh ở tầng một của khu khám bệnh mới xây cũng bẩn và hôi, do nhiều bệnh nhân thiếu ý thức, trong khi việc dọn vệ sinh chưa kịp thời. Còn ở các tầng khác của khu nhà, các phòng vệ sinh sạch sẽ hơn do được vệ sinh thường xuyên. Riêng phòng vệ sinh của khu điều trị dịch vụ, nhà vệ sinh không chỉ sạch sẽ, mà còn có đủ xà phòng rửa tay, khăn lau tay, giấy vệ sinh, vòi tắm hoa sen và bình nóng lạnh, như ở gia đình.

Vào 12h trưa chúng tôi có mặt tại Khoa Xương khớp của BV Bạch Mai - nơi luôn đông bệnh nhân quanh năm, vẫn thấy các công nhân vệ sinh đang dọn dẹp. Khu nhà vệ sinh đã cũ, nhưng khá sạch sẽ. Chị Nguyễn Thị Duyên, một công nhân vệ sinh cho  biết, buổi sáng các chị phải làm dọn các phòng vệ sinh từ 6h đến 7h30, buổi chiều lại dọn dẹp vào lúc 16h, nhưng ngoài 2 lần dọn chính, suốt từ sáng đến chiều, các chị liên tục phải lau dọn, dội nước, không cả nghỉ trưa vì rất nhiều người bệnh và người nhà người bệnh thiếu ý thức. Một số nhà vệ sinh ở các khoa khác, như khu vực khám bệnh, khu cấp cứu vẫn còn bẩn và hôi hám.

Nhà vệ sinh BV K

Có lẽ tốt hơn cả là các phòng vệ sinh ở các khu nhà mới xây của BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Nội Tiết Trung ương. Đặc biệt, hiện mới chỉ có nhà vệ sinh của BV E là được đánh giá đạt chuẩn.

Hầu hết các BV, nhất là các BV tuyến Trung ương, nhà vệ sinh còn rất thiếu so với số người đến khám, chữa bệnh (KCB), nên các nhà vệ sinh luôn quá tải. Các nhà vệ sinh BV mà chúng tôi đến đều không có xà phòng rửa tay và giấy vệ sinh. Trong khi chính ngành y tế đã tổ chức nhiều chiến dịch kêu gọi người dân rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn, thì điều này là rất trái khoáy!

Ai cũng biết nếu nhà vệ sinh BV bẩn sẽ là một nguồn lây thêm bệnh cho người bệnh. Vì thế, trong chủ trương nâng cao chất lượng KCB, Bộ Y tế đã yêu cầu các nhà vệ sinh BV phải đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh…  Tuy nhiên, số BV chú ý nâng cao chất lượng nhà vệ sinh còn rất ít. Chỉ nơi nào lãnh đạo BV coi trọng quyền lợi của người bệnh thì nơi đó, chất lượng nhà vệ sinh được quan tâm. GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc BV E) ý thức rằng “sạch để giảm nhiễm trùng BV và đã đến lúc cần xóa bỏ tâm lý nhà vệ sinh trong BV là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân”, nên BV E đã là một trong các BV đầu tiên xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Ở BV Việt Đức, GS.TS. Trần Bình Giang -Giám đốc BV cho biết mỗi năm, BV phải chi gần chục tỷ đồng cho vệ sinh môi trường, trong đó có nhà vệ sinh BV, để có được hệ thống nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

Mới đây, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã khảo sát 13 BV tuyến Trung ương ở Hà Nội và cho thấy kết quả đáng lo ngại khi chỉ có 6/13 BV đủ số lượng nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân, một số nơi có đủ thì chất lượn kém. Một cuộc khảo sát tại 32 cơ sở y tế ở tất cả các tuyến cũng cho thấy không cơ sở y tế nào đáp ứng nhu cầu về số lượng nhà vệ sinh, thì trừ trạm y tế. Cùng với số lượng thiếu, chất lượng nhà vệ sinh cũng đáng ngại bởi tình trạng hôi hám, hỏng hóc, dính chất thải, không sử dụng được, cửa khóa vv… khá phổ biến.

Rất ít BV có nhà vệ sinh đạt chuẩn như BV E

Vì thế, không khó hiểu khi tại một hội nghị về môi trường BV, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết, qua các cuộc thăm dò ý kiến, không một người dân nào tỏ ra hài lòng về nhà vệ sinh BV. Điều này rất bất hợp lý khi giá viện phí đang từng bước tăng, đòi hỏi chất lượng các dịch vụ ở BV phải tăng theo, nhưng chất lượng nhà vệ sinh BV ở nhiều nơi không thay đổi, là không xứng với số tiền người bệnh phải bỏ ra.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Trưởng phòng Môi trường cơ sở Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế) cho hay, hiện nay, nhiều cơ sở y tế có nhà vệ sinh nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Do hầu hết các BV xây dựng đã lâu, số nhà vệ sinh cũng theo qui mô giường bệnh từ thời điểm xây dựng, trong khi hiện số người bệnh tăng cao hơn nhiều, dẫn đến quá tải, làm ô nhiễm môi trường BV và khiến chính BV trở thành nơi lây truyền bệnh.

Còn một nguyên nhân nữa dẫn đến các nhà vệ sinh BV mất vệ sinh là các BV hiện đều thuê công ty làm vệ sinh, nhưng một số BV buông lỏng quản lý, khi BV là nơi có hàng ngàn người, nhưng chỉ dọn rác mỗi ngày 2 lần là không phù hợp, khiến môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh nguyên nhân quá tải, ý thức nhân viên kém, còn có nguyên nhân khiến các nhà vệ sinh BV mất vệ sinh là ý thức của người bệnh và người nhà người bệnh.

 Ở BV Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Duyên cho biết, cứ 10 người thì chỉ khoảng 3 người có ý thức khi sử dụng nhà vệ sinh. Nhiều người vung vãi nước tung tóe, thậm chí, không xả nước sau khi vệ sinh. Điều này chúng tôi cũng mục sở thị tại nhà vệ sinh ở BV Nhi Trung ương khi phụ huynh cho con vệ sinh rồi không xả nước, hoặc ngồi cả dép bẩn lên bồn cầu. Cảnh người bệnh, người nhà người bệnh vứt giấy lau, vứt rác bừa bãi dù thùng rác ở ngay cạnh rất phổ biến. Một số BV đã bỏ giấy vệ sinh ra thì bị lấy mất.

Vì thế, để có những nhà vệ sinh BV thực sự vệ sinh, đòi hỏi cả người quản lý, nhân viên và người bệnh, người nhà người bệnh phải có ý thức, chứ đơn phương một phía nào cũng là không thể.

Thanh Hằng

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.