Hãi hùng như vào nhà vệ sinh bệnh viện

17:12 24/03/2017
Vấn đề nhà vệ sinh ở bệnh viện (BV) vốn bị coi là chuyện nhỏ, nhưng thực ra lại không hề nhỏ. Bởi nhà vệ sinh mất vệ sinh đang là nỗi ám ảnh của người bệnh và còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.


Một trong các nhà vệ sinh BV bẩn thỉu nhất là ở BV K (cơ sở 1 tại Quán Sứ) khi rác để ngập cao hơn cả chậu rửa mặt. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến người thường còn không chịu nổi nữa là người bệnh khi phải đặt chân vào nơi này. Đặc biệt, ở đây còn không phân loại rác y tế và rác thường, nên rất nguy hiểm. Chỉ sau khi nhận được ý kiến phản ánh, BV mới biết để giải quyết vấn đề này. Cùng BV nhưng  khu vực điều trị tự nguyện ở cơ sở 3 (Tân Triều) thì nhà vệ sinh lại sạch sẽ, khác hẳn cơ sở 1. 

Phòng vệ sinh của BV Phụ sản Hà Nội cũng rất bẩn. Đáng ngại nữa là phòng vệ sinh dùng chung cho cả nam lẫn nữ, rất bất tiện cho các bà bầu, sản phụ.

Ở BV Nhi Trung ương, nhà vệ sinh ở tầng một của khu khám bệnh mới xây cũng bẩn và hôi, do nhiều bệnh nhân thiếu ý thức, trong khi việc dọn vệ sinh chưa kịp thời. Còn ở các tầng khác của khu nhà, các phòng vệ sinh sạch sẽ hơn do được vệ sinh thường xuyên. Riêng phòng vệ sinh của khu điều trị dịch vụ, nhà vệ sinh không chỉ sạch sẽ, mà còn có đủ xà phòng rửa tay, khăn lau tay, giấy vệ sinh, vòi tắm hoa sen và bình nóng lạnh, như ở gia đình.

Vào 12h trưa chúng tôi có mặt tại Khoa Xương khớp của BV Bạch Mai - nơi luôn đông bệnh nhân quanh năm, vẫn thấy các công nhân vệ sinh đang dọn dẹp. Khu nhà vệ sinh đã cũ, nhưng khá sạch sẽ. Chị Nguyễn Thị Duyên, một công nhân vệ sinh cho  biết, buổi sáng các chị phải làm dọn các phòng vệ sinh từ 6h đến 7h30, buổi chiều lại dọn dẹp vào lúc 16h, nhưng ngoài 2 lần dọn chính, suốt từ sáng đến chiều, các chị liên tục phải lau dọn, dội nước, không cả nghỉ trưa vì rất nhiều người bệnh và người nhà người bệnh thiếu ý thức. Một số nhà vệ sinh ở các khoa khác, như khu vực khám bệnh, khu cấp cứu vẫn còn bẩn và hôi hám.

Nhà vệ sinh BV K

Có lẽ tốt hơn cả là các phòng vệ sinh ở các khu nhà mới xây của BV Việt Đức, BV Bạch Mai, BV Nội Tiết Trung ương. Đặc biệt, hiện mới chỉ có nhà vệ sinh của BV E là được đánh giá đạt chuẩn.

Hầu hết các BV, nhất là các BV tuyến Trung ương, nhà vệ sinh còn rất thiếu so với số người đến khám, chữa bệnh (KCB), nên các nhà vệ sinh luôn quá tải. Các nhà vệ sinh BV mà chúng tôi đến đều không có xà phòng rửa tay và giấy vệ sinh. Trong khi chính ngành y tế đã tổ chức nhiều chiến dịch kêu gọi người dân rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn, thì điều này là rất trái khoáy!

Ai cũng biết nếu nhà vệ sinh BV bẩn sẽ là một nguồn lây thêm bệnh cho người bệnh. Vì thế, trong chủ trương nâng cao chất lượng KCB, Bộ Y tế đã yêu cầu các nhà vệ sinh BV phải đủ nước sạch, xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh…  Tuy nhiên, số BV chú ý nâng cao chất lượng nhà vệ sinh còn rất ít. Chỉ nơi nào lãnh đạo BV coi trọng quyền lợi của người bệnh thì nơi đó, chất lượng nhà vệ sinh được quan tâm. GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc BV E) ý thức rằng “sạch để giảm nhiễm trùng BV và đã đến lúc cần xóa bỏ tâm lý nhà vệ sinh trong BV là nỗi ám ảnh đối với bệnh nhân”, nên BV E đã là một trong các BV đầu tiên xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Ở BV Việt Đức, GS.TS. Trần Bình Giang -Giám đốc BV cho biết mỗi năm, BV phải chi gần chục tỷ đồng cho vệ sinh môi trường, trong đó có nhà vệ sinh BV, để có được hệ thống nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

Mới đây, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã khảo sát 13 BV tuyến Trung ương ở Hà Nội và cho thấy kết quả đáng lo ngại khi chỉ có 6/13 BV đủ số lượng nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân, một số nơi có đủ thì chất lượn kém. Một cuộc khảo sát tại 32 cơ sở y tế ở tất cả các tuyến cũng cho thấy không cơ sở y tế nào đáp ứng nhu cầu về số lượng nhà vệ sinh, thì trừ trạm y tế. Cùng với số lượng thiếu, chất lượng nhà vệ sinh cũng đáng ngại bởi tình trạng hôi hám, hỏng hóc, dính chất thải, không sử dụng được, cửa khóa vv… khá phổ biến.

Rất ít BV có nhà vệ sinh đạt chuẩn như BV E

Vì thế, không khó hiểu khi tại một hội nghị về môi trường BV, đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết, qua các cuộc thăm dò ý kiến, không một người dân nào tỏ ra hài lòng về nhà vệ sinh BV. Điều này rất bất hợp lý khi giá viện phí đang từng bước tăng, đòi hỏi chất lượng các dịch vụ ở BV phải tăng theo, nhưng chất lượng nhà vệ sinh BV ở nhiều nơi không thay đổi, là không xứng với số tiền người bệnh phải bỏ ra.

Ông Nguyễn Hữu Hùng, Trưởng phòng Môi trường cơ sở Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế) cho hay, hiện nay, nhiều cơ sở y tế có nhà vệ sinh nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Do hầu hết các BV xây dựng đã lâu, số nhà vệ sinh cũng theo qui mô giường bệnh từ thời điểm xây dựng, trong khi hiện số người bệnh tăng cao hơn nhiều, dẫn đến quá tải, làm ô nhiễm môi trường BV và khiến chính BV trở thành nơi lây truyền bệnh.

Còn một nguyên nhân nữa dẫn đến các nhà vệ sinh BV mất vệ sinh là các BV hiện đều thuê công ty làm vệ sinh, nhưng một số BV buông lỏng quản lý, khi BV là nơi có hàng ngàn người, nhưng chỉ dọn rác mỗi ngày 2 lần là không phù hợp, khiến môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh nguyên nhân quá tải, ý thức nhân viên kém, còn có nguyên nhân khiến các nhà vệ sinh BV mất vệ sinh là ý thức của người bệnh và người nhà người bệnh.

 Ở BV Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Duyên cho biết, cứ 10 người thì chỉ khoảng 3 người có ý thức khi sử dụng nhà vệ sinh. Nhiều người vung vãi nước tung tóe, thậm chí, không xả nước sau khi vệ sinh. Điều này chúng tôi cũng mục sở thị tại nhà vệ sinh ở BV Nhi Trung ương khi phụ huynh cho con vệ sinh rồi không xả nước, hoặc ngồi cả dép bẩn lên bồn cầu. Cảnh người bệnh, người nhà người bệnh vứt giấy lau, vứt rác bừa bãi dù thùng rác ở ngay cạnh rất phổ biến. Một số BV đã bỏ giấy vệ sinh ra thì bị lấy mất.

Vì thế, để có những nhà vệ sinh BV thực sự vệ sinh, đòi hỏi cả người quản lý, nhân viên và người bệnh, người nhà người bệnh phải có ý thức, chứ đơn phương một phía nào cũng là không thể.

Thanh Hằng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文