Nhiễm khuẩn cấp do bệnh Whitmore có thể gây mất mạng trong 1 tuần

20:43 06/12/2020
Ghi nhận, từ ngày 1/10 - 25/11, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận 29 ca Whitmore (vi khẩn ăn thịt người), trong đó phần lớn đến từ Quảng Nam, một số ở Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Trong số 29 bệnh nhân này, có 3 ca nặng được chuyển từ Khoa Y học nhiệt đới sang Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tuy nhiên, do bệnh nặng nên đã có 2 trường hợp tử vong.

Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng từ 40 - 60%, bệnh nhân có thể mất mạng trong vòng 1 tuần nếu bị nhiễm khuẩn cấp và khi không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Nguồn tin được cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết như trên.

TS.BS.Lê Bửu Châu, Trưởng khoa nhiễm B – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, bệnh Whitmore còn được gọi là bệnh Melioidosis – là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. 

Bệnh này được Alfred Whitmore mô tả đầu tiên vào năm 1911 khi nghiên cứu một trường hợp bệnh ở Rangun, Myanma. Nhiều báo cáo sau đó cho thấy bệnh hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới ở cả người và động vật, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Úc và Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. 

Vi khuẩn cũng phân lập được ở các động vật mắc bệnh như mèo (năm 1928), chó (năm 1925), ngựa, bò (năm 1930), động vật gậm nhấm và nhiều loại động vật khác.

Các biểu hiện lâm sàng khác nhau của bệnh Whitmore từ những trường hợp đã khám bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh.

 Tại Việt Nam, trường hợp bệnh Melioidosis đầu tiên được tác giả Pons và Advier từ Viện Pasteur Sài Gòn báo cáo vào năm 1925 ở một thai phụ 24 tuổi sống tại Thủ Đức. Sau đó, trong khoảng những thập niên từ 1940 đến 1970, rất nhiều trường hợp melioidosis trên lính Pháp và lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã được ghi nhận. 

Những nghiên cứu trong thời gian gần đây ở nước ta cho thấy bệnh phân bố ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em, mùa mưa nhiều hơn các mùa khác. Tỷ lệ tử vong do bệnh Whitmore tới trên 40%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng. 

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số trường hợp mắc hàng năm tương đối ít, khoảng 20 trường hợp mỗi năm. Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2006, hàng năm tại đây nhận điều trị khoảng 20 trường hợp bệnh. Điều này cho thấy bệnh melioidosis vẫn là bệnh không quá phổ biến ở các tỉnh phía nam xung quanh TP. Hồ Chí Minh.

Về tác nhân gây bệnh,vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh melioidosis là trực khuẩn gram âm, dạng hình roi, kích thước 0,8-1,5 mm, thường bắt màu đậm ở 2 cực (hình kim băng) khi nhuộm xanh methylen. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn này sống chủ yếu trong đất ẩm, đặc biệt tìm thấy nhiều trong đất sét ở độ sâu 25-45 cm. Vi khuẩn có khả năng tồn tại trong những điều kiện môi trường khác nhau như môi trường nghèo chất dinh dưỡng, môi trường khô hạn hay acid. Tuy nhiên, tác nhân này dễ bị tiêu diệt bởi tia cực tím.

Đường xâm nhập vào cơ thể người của vi khuẩn B. pseudomallei thường nhất là qua da bị trầy sướt. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người cực kỳ hiếm gặp.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất mắc cao nhất ở lứa tuổi từ 40 đến 60. Nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng do có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn nên nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. 

Bệnh hay xảy ra ở người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước như người làm ruộng, công nhân xây dựng, người làm vườn, quân nhân…Khoảng 80% người bệnh có một hoặc nhiều bệnh nền như đái tháo đường; nghiện rượu; bệnh phổi, thận mạn tính; trong đó quan trọng hơn cả là đái tháo đường không được kiểm soát tốt đường huyết. 

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng rẽ hay phối hợp như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/Sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da…. 

Những trường hợp tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể, có lẽ vì thế trong thời gian gần đây có người gọi đây là “bệnh do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người”. Cách gọi không đúng này đang gây hiểu nhầm, hoang mang cho người dân.

Triệu chứng của bệnh có thể cấp tính như sốt cao, suy hô hấp, tụt huyết áp hoặc có biểu hiện sốt kéo dài, viêm khớp, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người. Đôi khi có biểu hiện lâm sàng giống bệnh cảnh lao. 

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị kịp thời thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị đúng (dùng kháng sinh) thì con số tử vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người (khoảng 40%) và tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Whitmore thường xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi nhiễm khuẩn, và thường không xuất hiện đơn lẻ mà xuất hiện kết hợp với nhau. 

Các dấu hiệu có thể xuất hiện là đau tăng mạnh ở khu vực xung quanh của vết thương, chỗ trầy xước... Khu vực xung quanh vết thương biểu hiện triệu chứng viêm rất rõ (sưng, nóng, đỏ, đau). Ngoài ra, xuất hiện các triệu chứng như sốt, chóng mặt, cảm giác khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, màu da vùng vi khuẩn xâm nhập (chân, tay…). Tiếp đến là xuất hiện mụn nước chứa đầy dịch sẫm màu có mùi khó chịu. Sau đó da mất màu, bong da, tuột da khi hoại thư mô xảy ra. 

Các triệu chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng 4 - 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn như tụt huyết áp nghiêm trọng, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể lơ mơ dẫn đến hôn mê.

Nói chung đây là bệnh nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ tử vong cao và một số trường hợp diễn tiến tối cấp, tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Theo khuyến cáo của Chuyên gia, để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, cần hạn chế tiếp xúc với bùn, đất, nước vùng bị ô nhiễm, đặc biệt là vùng sau lũ, lụt có khả năng nhiễm vi khuẩn Whitmore, nhất là tay, chân trần tiếp xúc không có bảo hộ lao động. Vì vậy, nên sử dụng ủng, tất nilon, bao tay khi tiếp xúc với nước, đất và mặc đồ bảo hộ nếu cần thiết. Những người đang có vết thương, mụn nhọt ở tay, chân, … nên tránh tiếp xúc với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. 

Nếu bị thương, vết thương nhiễm bẩn cần rửa sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn và lau khô và cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi có các triệu chứng sốt cao, viêm phổi, bị áp-xe hay nổi cục nhiễm trùng ở nhiều vùng cơ thể khác nhau.


H.Nga

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文