Những hình ảnh đầu tiên của Bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương

13:36 07/02/2021
Hàng trăm công nhân khẩn trương, “thần tốc” chỉnh trang cơ sở vật chất Trung tâm Thực hành thực nghiệm (Trường ĐH Sao Đỏ - Cơ sở 2 tại Chí Linh, Hải Dương) - nơi lựa chọn làm Bệnh viện dã chiến số 3 dự kiến đi vào hoạt động, chuẩn bị bàn giao tiếp nhận bệnh nhân.


Sau 7 ngày thi công thần tốc, Bệnh viện dã chiến (BVDC) số 3 tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm, trường Đại học Sao Đỏ - Cơ sở 2 (Chí Linh, Hải Dương) đã cơ bản hoàn thiện, với tổng diện tích mặt sàn 5230,17 m2.
Trước khi mang sứ mệnh là Bệnh viện Dã chiến (BVDC) số 3 của Hải Dương thì Trung tâm Thực hành Thực nghiệm của trường Đại học Sao Đỏ -cơ sở 2 (TP Chí Linh) vốn là khu nhà xuống cấp, tiêu điều. Tập đoàn Sun Group sau đó đã tài trợ và thi công “thay áo mới”, với việc sơn mới toàn bộ khu nhà, lát lại nền, xử lý chống thấm, lắp đặt biển tên mới..., bệnh viện dã chiến số 3 đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến có thể bàn giao cho tỉnh Hải Dương vào chiều nay 7/2.
Toàn bộ mặt tường bên trong và bên ngoài bệnh viện cùng hệ thống lan can sắt đều được sơn lại sạch sẽ. Vách ngăn giữa các buồng bệnh được lắp đặt giãn cách đúng tiêu chuẩn phòng chống dịch.
Đội ngũ công nhân dồn sức hoàn thiện các công đoạn cuối cùng như lau dọn vệ sinh, kê bàn ghế, giường tủ, sắp xếp trang thiết bị giường bệnh, kiểm tra đường điện…
Biển tên vỡ hỏng được thay bằng dòng chữ  “Bệnh viện Dã chiến số 3” sáng rực. Khuôn viên Trung tâm Thực hành Thực nghiệm cũ về đêm đã trở nên lung linh, rực rỡ trong ánh đèn.
Toàn bộ hệ thống nước và thoát nước cũng phải cải tạo để đảm bảo vận hành trơn tru và đáp ứng yêu cầu phòng tránh lây nhiễm chéo, ví dụ như việc bố trí van vòi cảm biến để rửa tay phòng tránh truyền nhiễm, điều chỉnh hệ thống cống nước thải để gom nước thải vào bể chứa….
Vốn được thiết kế làm trường học nên hệ thống điện của cơ sở cũ cũng chỉ đáp ứng công suất tiêu thụ điện của hệ thống chiếu sáng cơ bản và quạt trần. Nhưng nay, với việc bổ sung hàng loạt máy điều hoà nhiệt độ, hệ thống nóng lạnh, hệ thống kiểm soát, camera, đèn cảnh báo ở những khu bệnh nặng, hệ thống phòng cháy chữa cháy... toàn bộ đường điện của BVDC cũng đã được nâng cấp, làm mới.
Dự kiến sau khi hoàn thành, BVDC số 3 sẽ đạt tiêu chuẩn phòng chống dịch với nhiều phân khu chức năng, đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 từ nhẹ đến nặng.Mỗi phân khu được thiết kế riêng biệt, đảm bảo an toàn tối đa cho quá trình điều trị COVID-19. Khu vực tầng 1 được bố trí phòng riêng cho bệnh nhân nặng, phòng xét nghiệm, phòng thiết bị y tế, kho thuốc, kho vật tư, khu nhà vệ sinh. Khu vực tầng 2 và 3 gồm hệ thống các phòng điều trị bệnh nhân nhẹ hoặc chuẩn bị xuất viện. Để đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm chéo, bệnh viện được lắp đặt một cầu thang ngoài trời để bệnh nhân nhẹ và y bác sỹ có thể di chuyển thẳng lên tầng 2 và tầng 3.
Công nhân thi công suốt đêm để nhanh chóng hoàn thành BVDC số 3
Bệnh viện dã chiến số 3 hoàn thành sẽ nâng công suất điều trị bệnh nhân COVID-19 của ngành y tế Hải Dương lên khoảng 900 giường. Việc bệnh viện được hoàn thiện nhanh chóng, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân sẽ góp phần hỗ trợ ngành y tế Hải Dương trong việc kịp thời đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát, đưa nhịp sống của người dân Hải Dương sớm trở lại bình thường.
N.Thắng

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文