Phấn đấu sớm đưa vaccine COVID-19 vào tiêm cho người dân

09:30 21/02/2021
60 triệu liều vaccine nhập khẩu sẽ về Việt Nam trong năm 2021, trong đó 204.000 liều đầu tiên về nước vào ngày 28/2.

Tiến độ nghiên cứu vaccine “Made in Việt Nam” đang được rút ngắn 50%, dự kiến sẽ về đích trước 3 tháng. Đây là những tín hiệu đáng mừng, bởi chỉ có vaccine tiêm phòng cho người dân, tạo miễn dịch cộng đồng mới thì mới chấm dứt được đại dịch COVID-19.

Theo tính toán của Bộ Y tế, nước ta cần có 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mới tiêm đủ cho người dân trong năm 2021. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta mới đàm phán mua và được viện trợ tổng số 60 triệu liều vacine.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã đàm phán với Liên minh toàn cầu về vaccine, chương trình COVAX facility – một cơ chế được thiết lập nhằm bảo đảm các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine phòng COVID-19, COVAX đã cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều vaccine trong năm 2021, chủ yếu trong 6 tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đàm phán với Công ty AstraZeneca của Anh và công ty này cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều cho Việt Nam trong năm nay. AstraZeneca là vaccine đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu có điều kiện.

Trong đó, 204.000 liều đầu tiên của AstraZeneca dự kiến có mặt tại Việt Nam vào ngày 28/2 tới. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna, Nga... để có thêm vaccine tiêm đủ cho người dân.

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch trích ngân sách để mua vaccine COVID-19, trong đó Hà Nội cho biết, sẽ mua vaccine tiêm cho toàn dân. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Y tế, các tỉnh muốn mua vaccine cũng phải thông qua Bộ Y tế trình Chính phủ phê duyệt, từ đó điều tiết để đảm bảo công bằng.

Song song với việc đàm phán mua vaccine từ nước ngoài, Việt Nam đang đẩy mạnh quy trình nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước, để đảm bảo mọi người dân đều được sử dụng vaccine.

Hiện nay, chúng ta có 3 đơn vị nghiên cứu vaccine tiềm năng là NANOGEN, IVAC và VABIOTECH. Hiện, có 2 đơn vị đang thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 là NANOGEN và IVAC. Trong đó, NANOGEN đã hoàn thành xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.

Tình nguyện viên đăng ký thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19.

Tại buổi báo cáo tiến độ sản xuất vaccine với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ngày 19/2, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, giai đoạn 1 thử nghiệm có kết quả an toàn, không có biến cố bất lợi, nghiêm trọng nào.   

Dự kiến vào ngày 26/2, NANOGEN bắt đầu tiêm mũi thử nghiệm đầu tiên giai đoạn 2 tại Học viện Quân y và tại Bến Lức, Long An (do Viện Pasteur TP HCM tham gia nghiên cứu) với 560 tình nguyện viên. Việc nghiên cứu tại 2 địa điểm có thể rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu, thay vì 6 tháng còn 3 tháng.

Hiện, số lượng tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 đã lên tới gần 1.000 người, cơ quan chức năng đang tiến hành sàng lọc, lựa chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn.

Đối tượng tiêm giai đoạn 2 là người trên 65 tuổi và có bệnh mãn tính kèm theo như tiểu đường, huyết áp… Nếu đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3/2021 sẽ tiêm mũi thử nghiệm thứ 2 và đến cuối tháng 4/2021 có kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 để chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5/2021.

Giai đoạn 3, vaccine Nano Covax của NANOGEN sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên 10.000 – 15.000 người, đối tượng tham gia được mở rộng để đảm bảo tính phổ rộng của vaccine.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ đã cố gắng tối đa rút ngắn quy trình nghiên cứu, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo tính an toàn, khoa học. Để chuẩn bị cho giai đoạn 3 thử nghiệm, Bộ Y tế đã kết nối, liên hệ với một số nước đang có dịch như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh để có thể thử nghiệm sớm hơn ở các nước ngoài Việt Nam, bảo đảm tính khách quan và khoa học.

Nếu quy trình diễn ra suôn sẻ và vaccine chứng minh được hiệu quả miễn dịch, cuối năm 2021 Việt Nam có vaccine phòng COVID-19 đầu tiên.

Trần Hằng

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

Sáng 21/12, nhận được thông tin bệnh nhân Đào Thị S (SN 1991, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) bị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng cần gấp lượng lớn máu để phục vụ cấp cứu, Ban Chấp hành Chi đoàn Công an huyện Duy Xuyên đã thông báo huy động đoàn viên trong "Ngân hàng máu sống", sau đó Đại úy Trần Duy cùng 2 đoàn viên khác xung phong lên đường ra Đà Nẵng để hiến máu cứu người.

14 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc tại quận Long Biên (Hà Nội) đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, có 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực, lọc máu, thậm chí đặt ống nội khí quản, thở máy. 

Ngày 21/12, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt xoá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán. Đây là đường dây do các đối tượng người nước ngoài, câu kết với các đối tượng người Việt Nam thực hiện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, TP ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đã gần 10 ngày trôi qua nhưng đến nay, người dân thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chưa hết bàng hoàng trước cái chết của bà Sử Thu Nga (SN 1954), mà hung thủ là hai thiếu niên 13 tuổi ngụ cùng địa phương với nạn nhân.

Thời điểm kiểm tra, cơ quan Công an bắt quả tang Đặng Thị Ngọc Hiền (SN 1983) có hành vi mua bán số đề cùng với 8 người khác đang đánh bài ăn thua bằng tiền tại nhà lồng chợ ở xã Hòa Bình (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文