Dịch diễn biến phức tạp, TP Hồ Chí Minh ngưng các chợ tự phát

21:26 19/06/2021
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo mới nhất, đó là cấm mọi hoạt động của chợ tự phát.

Thông tin trên được ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi họp báo thông tin tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp chống dịch diễn ra chiều tối 19/ 6.

Chợ tự phát sẽ bị nghiêm cấm hoạt động

Ông Từ Lương cũng cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh sẽ còn diễn biến phức tạp, dự báo trong tuần tới sẽ còn nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi các ngành các cấp phải tập trung phòng chống dịch trong tuần cao điểm.

Theo đó, ngoài thực hiện nghiêm các chỉ đạo của chủ tịch UBND TP trước đó, chỉ thị mới của chủ tịch UBND TP cơ bản có các điểm mới:

Thứ nhất, tạm dừng các loại hình dịch vụ, kinh doanh không cần thiết và ngưng hoạt động chợ tự phát. Riêng các chợ truyền thống sẽ giao Sở Công thương hướng dẫn các quận huyện áp dụng các biện pháp giãn cách để đảm bảo an toàn. Đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động xe taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe liên tỉnh.

Thứ hai, không tụ tập 3 người đối với nơi công cộng ngoài công sở, phạm vi bệnh viện, trường học (hiện nay quy định 5 người), yêu cầu giữ khoảng cách giãn cách tối thiểu 1,5m (hiện nay quy định 2m).

Thứ ba, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.

Thứ tư, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân và nhà máy phân xưởng hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động với nhau tối thiểu 1,5m, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, khử khuẩn, đảm bảo thông thoáng thường xuyên và có văn bản cam kết tuân thủ phòng chống dịch gửi cho UBND cấp quận, huyện và TP Thủ Đức nơi nhà máy, phân xưởng đó đặt trụ sở.

Thứ năm, các cơ sở, đơn vị nhà nước đảm bảo đúng quy định về giãn cách trong quy trình làm việc, các công ty, tập đoàn bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, và tuyệt đối thực hiện quy định 5K của ngành y tế.

Thứ sáu, dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp phải tổ chức hội họp, không được tập trung quá 10 người trong 1 phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy định 5K của ngành y tế.

TP sẽ dừng toàn bộ các hoạt động xe taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe liên tỉnh.

Cũng trong tối 19/6, UBND TP Hồ Chí Minh đã có công văn số 202/UBND-VX gửi tới các cơ quan chức năng về việc thiết lập vùng phong toả để tăng cường kiểm soát, phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các ấp Tân Thới 2, ấp Tân Thới 3 và một phần ấp Thới Tây 1 thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Thời gian thực hiện là 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 20/6.

UBND huyện Hóc Môn chủ trì phối hợp với Cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo công tác phòng chống dịch, an ninh trật tự, tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường, tuyến hẻm ra, vào tại các khu vực thực hiện phong toả, đảm bảo cung ứng đầy đủ các nguồn nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực, thực phẩm cho người dân tại khu vực phong toả.

Giải thích rõ hơn về việc phong tỏa trên, Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức cho biết, phong tỏa là người dân ở đâu sẽ ở yên đó, không đi ra cũng không đi vào, đồng thời, bản thân người trong khu phong tỏa phải giữ giãn cách.

"TP áp dụng Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16, TP cần áp dụng biện pháp cụ thể phù hợp với tình trạng hiện nay chứ không căn cứ theo các chỉ thị toàn bộ. Cơ bản dựa trên quy định của Bộ Y tế đánh giá về mức độ nguy cơ. Trong đó có 4 mức, mức bình thường mới, mức có dịch, có nguy cơ, mức nguy cơ cao, cao nhất là áp dụng phong tỏa”. Ông Đức cho biết.

H.Nga -N.Cảnh

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文