TP Hồ Chí Minh đề xuất quy trình xét nghiệm và điều tra truy vết

17:01 04/07/2021
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề xuất 2 quy trình giám sát, gồm Quy trình Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và Quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19.

Sáng 4/7, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về giải pháp thay đổi quy trình xét nghiệm và điều tra truy vết.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, BS Nguyễn Hoài Nam cho biết, thời gian qua, công tác xét nghiệm, vận chuyển mẫu và trả kết quả xét nghiệm có nhiều vấn đề phải cần chấn chỉnh.

Vì vậy, Sở đề xuất 2 quy trình giám sát, gồm Quy trình Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và Quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19.

Về Sơ đồ tổ chức xét nghiệm, Sở Y tế đề xuất Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu chỉ đạo chung; Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam quản lý chung; Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Phan Thanh Tâm chịu trách nhiệm cung ứng môi trường lấy mẫu, PPE, vật tư tiêu hao, điều phối mẫu xét nghiệm về cơ sở xét nghiệm.

Các đơn vị hỗ trợ có nhiệm vụ lấy mẫu cộng đồng bao gồm các bệnh viện trên địa bàn TP. Các Trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức có nhiệm vụ tổ chức lấy mẫu cộng đồng; lấy mẫu truy vết, tầm soát cộng đồng, mẫu khu cách ly; vận chuyển mẫu về cơ sở xét nghiệm, trong đó mẫu F1 trong vòng 2 giờ từ khi lấy mẫu, mẫu khác trong vòng 24 giờ từ khi lấy mẫu.

Các cơ sở xét nghiệm khẳng định COVID-19 có nhiệm vụ xét nghiệm cho quận huyện được phân công phụ trách và theo điều phối của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), trả kết quả.

Trong đó mẫu tầm soát cộng đồng trả kết quả trong 24 giờ từ khi lấy mẫu; mẫu F1 trả kết quả trong 6-10 giờ từ khi nhận mẫu; mẫu nghi nhiễm F1 trả kết quả trong 6-10 giờ kể từ khi nhận mẫu; mẫu F2, người cách ly trả kết quả trong 24 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Đối với mạng lưới giám sát điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19 được đề xuất phân làm 2 nhóm: nhóm phục vụ điều tra truy vết và nhóm tầm soát mở rộng. Hoạt động điều tra truy vết được thành lập với các đội chuyên nghiệp tại địa phương với sự hỗ trợ của các Sở Thông tin và Truyền thông và Công An TP Hồ Chí Minh.

TP Hồ Chí Minh cần có quy trình khoa học hơn trong giám sát, điều tra dịch tễ, xét nghiệm các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19 

Sở Y tế cũng đề xuất quy trình giám sát, điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19 được thực hiện theo 5 bước cơ bản. Trong đó bước 1 là thông báo ca F0, bước 2 là điều tra F0, xác định các “mốc dịch tễ” với sự tham gia của nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ (công an, tổ trưởng, người quản lý nhân sự, quản lý các địa điểm có mốc dịch tễ, chính quyền địa phương, công an phường/xã/thị trấn…).

Bước 3 là chuyển mốc dịch tễ với sự tham gia của bộ phận điều phối của Trung tâm Y tế, HCDC. Bước 4: Lập danh sách F1 tại từng mốc dịch tễ, lập danh sách F1 với sự tham gia của các lực lượng: tổ trưởng, tổ COVID cộng đồng, công an khu vực, tình nguyện viên…). Bước 5: Tổ chức cách ly F1 với sự tham gia của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của Quận huyện, Phường xã.

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho rằng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tổ chức lại các hoạt động phòng chống dịch bệnh cần theo phương châm: trật tự, an toàn, đúng diện, đúng điểm, thông suốt.

Việc xét nghiệm và truy vết, khoanh vùng cần được tổ chức lại khoa học, nhịp nhàng hơn. Việc lấy mẫu xét nghiệm cần làm theo tổ dân phố kết hợp phân chia theo giờ hợp lý, đảm bảo giãn cách. Đội ngũ lấy mẫu phải chuyên nghiệp, kinh nghiệm, vật tư y tế đầy đủ, mẫu lấy phải đạt kết quả.

Bên cạnh đó, cách giao mẫu cũng cần thay đổi. Một ngày cần giao mẫu 3 lần, đảm bảo máy xét nghiệm chạy đều, phù hợp năng lực lấy mẫu xét nghiệm.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu, địa phương này sẽ thành lập Trung tâm điều hành xét nghiệm do 1 Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách nhằm phân bổ lực lượng linh hoạt. Để đẩy nhanh tốc độ truy vết, mỗi quận huyện sẽ cần bổ sung thêm 10-30 nhân lực chuyên điều tra truy vết tùy theo tình hình dịch bệnh của từng quận huyện.

H.Nga

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文