Tầm soát bệnh tim bằng công nghệ 4.0

18:00 18/09/2018
Dự kiến có 30.000 trẻ ra đời trong năm 2018-2019 tại An Giang được tầm soát bệnh tim bẩm sinh từ khi chào đời.


Ngày 18-9, tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang đã diễn ra lễ công bố khởi động dự án “Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại An Giang”.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc Viettel An Giang phát biểu tại Lễ khởi động dự án“Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại An Giang”.

Đây là dự án trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Trái tim cho em” do Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Đài Truyền hình Việt Nam đồng sáng lập từ năm 2008.  

Theo đó Viettel đầu tư trang thiết bị gồm Ống nghe tim điện tử, Máy đo bão hoà oxy, cùng với hệ thống phần mềm quản lý trị giá gần 1, 6 tỷ đồng cho gần 30 cơ sở y tế tại An Giang.

PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu, Phó Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội phát biểu.

Dự án được triển khai sẽ giúp các cơ sở sản khoa trên địa bàn tỉnh An Giang có thể hội chẩn nhanh chóng với các bác sỹ tim mạch của Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Tim mạch An Giang, từ đó phát hiện bệnh tim bẩm sinh kịp thời và có phác đồ điều trị sớm cho các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. 

Dự kiến, hơn 30.000 trẻ ra đời trong năm 2018-2019 được hưởng lợi từ dự án này. Đối với các trẻ phát hiện bệnh, nếu gia đình khó khăn sẽ được chương trình Trái tim cho em tài trợ kinh phí phẫu thuật/ can thiệp miễn phí.

Toàn cảnh buổi lễ.

Trước đó, để tầm soát bệnh tim, trong suốt 10 năm, chương trình Trái tim cho em đã tiến hành khám sàng lọc  cho hơn 100.000 trẻ em tại hơn 45 tỉnh thành trên cả nước. Việc ứng dụng công nghệ vào phát hiện bệnh tim sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, công sức của đội ngũ y bác sĩ, các nhà tài trợ, đồng thời hỗ trợ điều kiện tốt nhất để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.  

Các đơn vị tham gia dự án cắt băng khởi động.

“Tôi mong muốn đây là dự án Nhân đạo, nhưng đồng thời cũng là dự án Khoa học, là hình mẫu ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em An Giang nói riêng và người dân cả nước nói chung”, PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu – PGĐ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định tại sự kiện.

“Bệnh tim bẩm sinh là bệnh thường gặp, chúng ta có thể phát hiện điều trị sớm. Là bác sĩ, chúng tôi muốn tìm phương tiện tối thiểu nhất nhưng hiệu quả nhất để các đồng nghiệp phát hiện sớm bệnh tim cho các cháu bé. Cùng với Viettel, chúng tôi đã khởi động dự án này ở An Giang. Ví dụ, chiếc ống nghe được tài trợ khá đặc biệt, có khả năng khuếch đại âm thanh, sau đó qua internet truyền tín hiệu tiếng tim về hệ thống. Cùng ý tưởng về việc ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khoẻ 4.0 với Viettel, hiện nay chúng tôi đã xây dựng phần mềm quản lý, có tính năng bảo đảm, lưu giữ, phân tích tiếng tim được các cơ sở y tế gửi về. Khi hệ thống cảnh báo, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có chỉ định điều trị kịp thời cho gia đình người bệnh. Đây là cơ hội để chúng ta dùng CNTT vào quản lý sức khoẻ cho mọi người”, PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết.

Thiết bị ống nghe tim wifi.

Với sự đầu tư của Viettel, cùng với sự hỗ trợ của Sở y tế An Giang, Bệnh viện Tim mạch An Giang, Bệnh viện Sản Nhi An Giang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và chương trình “Trái tim cho em” tin rằng dự án sẽ được thử nghiệm thành công tại An Giang và sớm được nhân rộng mô hình ra cả nước qua đó góp phần sàng lọc và phát hiện kịp thời bệnh Tim bẩm. 

Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh Tim bẩm sinh (TBS) ra đời và 25% trong số này là những trường hợp bệnh Tim bẩm sinh nặng cần phải mổ can thiệp ngay trong năm đầu để đảm bảo sự sống và tránh những biến chứng nặng. Một số trẻ mắc bệnh TBS có thể không có triệu chứng hoặc có những biểu hiện rất nhẹ dễ bỏ sót. Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí mà hiện nay nhiều cơ sở sản khoa trên cả nước chưa có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, việc thăm khám và phát hiện sớm bệnh TBS ở trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn.

 Hiểu được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như để chia sẻ khó khăn với các cơ sở sản khoa, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), chương trình “Trái tim cho em” phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim mạch An Giang và Bệnh viện Sản nhi An Giang tổ chức thực hiện “Dự án Phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại An Giang”. 


Chương trình “Trái tim cho em” là chương trình từ thiện hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuổi tại Việt Nam, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế tổ chức các hoạt động khám tầm soát bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em. Chương trình do Quỹ Tấm lòng Việt, Đài THVN, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thực hiện từ năm 2008 đến nay được. 

Trong hành trình gần 10 năm qua chương trình đã huy động được – hơn 132 tỷ đồng. Tiếp nhận hơn 7000 hồ sơ xin trợ giúp trong đó đã phẫu thuật thành công cho hơn 4500 hồ sơ bệnh án. Chương trình tài trợ 15,15 tỷ đồng mua trang thiết bị và tài trợ chương trình đào tạo chuyên sâu lĩnh vực tim mạch cho đội ngũ bác sĩ tim mạch tại 7 bệnh viện tim mạch lớn. Thực hiện 50 chương trình khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho hơn 100.000 trẻ em tại hơn 45 tỉnh thành trên cả nước (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Gia Lai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau, Đăk Lăk, Trà Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Quảng Ninh, Bình Phước….).

Hiện chương trình đang hợp tác với 18 bệnh viện, trung tâm tim mạch lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để chữa trị cho các bệnh nhân nghèo trên khắp cả nướcCác gia đình có con bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn hãy liên hệ với các cửa hàng giao dịch của Viettel trên toàn quốc để được hướng dẫn làm thủ tục xin trợ giúp từ chương trình.


An An

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文