Tăng giá dịch vụ y tế sẽ nâng chất lượng khám, chữa bệnh

19:35 17/10/2015
Việc tăng giá dịch vụ y tế (DVYT) bắt đầu từ tháng 11/2015 đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm, dể giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này, PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Liên (NNL), Vụ trưởng Vụ Kế hoạch –Tài chính (Bộ Y tế).



+ Thưa ông, việc tăng giá DVYT vào thời điểm hiện nay liệu đã là cần thiết, khi nhiều người lo ngại sẽ tác động mạnh đến người có thu nhập nhấp?

Ông NNL: Giá dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) hiện mới tính 3/7 khoản chi phí trực tiếp. Vì thế, theo chủ trương của Chính phủ và Quốc hội, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ thanh toán BHYT, trong đó sẽ tính thêm tiền lương và phụ cấp.

Lâu nay, hàng năm, Nhà nước vẫn cấp ngân sách cho các BV hoạt động, nhưng làm tốt hay kém vẫn được cấp kinh phí, nên hoạt động không hiệu quả, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ. Để bảo đảm công bằng trong KCB, thì BHYT là giải pháp toàn diện nhất, vì là một trong 3 trụ cột của an sinh xã hội. Giải pháp đưa ra là số tiền Nhà nước cấp cho các BV sẽ dùng hỗ trợ mua BHYT cho người dân, với mục tiêu BHYT toàn dân. Việc tính tiền lương, phụ cấp, vào giá dịch vụ KCB BHYT chính là thực hiện lộ trình này.

Hiện Nhà nước vừa phải cấp ngân sách cho các BV, vừa phải hỗ trợ mua BHYT cho người dân nên rất khó khăn. Chính phủ không thể mua BHYT cho cả 90 triệu dân mà trước mắt, hỗ trợ mua BHYT cho người dân theo các mức: 100% cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em vv…; 70% với người cận nghèo và 30% với người thu nhập trung bình.

Ông Nguyễn Nam Liên.

+ Giá DVYT tăng ai được lợi nhiều nhất, thưa ông?

Ông NNL: Giá DVYT tăng và vấn đề quan trọng là ai trả tiền? Trước, Nhà nước trả cho người dân thông qua việc bao cấp cho BV, còn nay, do BHYT trả tiền. Khoảng 23,7 triệu người nghèo, đối tượng chính sách có thẻ BHYT được lợi, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100% (trước là 95%), không phải trả thêm các chi phí trước đây chưa kết cấu vào giá.

Với người cận nghèo thì được ngân sách hỗ trợ 70% để mua BHYT và hiện 40% đã có thẻ BHYT. Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn vốn và Bộ Y tế cũng huy động một số dự án ODA, để hỗ trợ thêm cho người cận nghèo, nhằm đạt 100% số người cận nghèo có BHYT. Khi đi KCB, đối tượng này được BHYT thanh toán 95% chi phí, (trước là 80%) nên mức độ tác động không nhiều.

Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% có bị ảnh hưởng, nhưng mức độ không nhiều. Vì khi giá chưa tính đủ, người đồng chi trả BHYT phải trả 2 khoản: ngoài 20% BHYT, còn phải trả thêm một số vật tư, như kim tiêm, găng tay... chưa được kết cấu vào giá. Còn khi tăng giá DVYT, BHYT sẽ chi trả toàn bộ, nên chi phí của người dân sẽ thấp hơn trước và quan trọng là, người dân không bị phiền hà khi phải tự đi mua vật tư còn thiếu khi vào BV.

Mặt khác, từ 1/1/2015, người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, nếu số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở  thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

Khi giá tính đủ chi phí, Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động (trừ một số BV đặc thù như phong, tâm thần, BV miền núi, vùng sâu, vùng xa...), các BV sẽ phải tự thu-chi, nên phải nâng cao chất lượng, có bệnh nhân thì mới có kinh phí hoạt động và phát triển được.

Khi giá DVYT như nhau, BV công sẽ phải cạnh tranh với BV tư vì BV tốt mới được BHYT ký hợp đồng. Người dân sẽ có nhiều lựa chọn khi đi KCB. Giá tính đủ cũng khuyến khích các BV triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người có thẻ BHYT được thụ hưởng các dịch vụ này tại địa bàn và được BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT.

Do đó, giá DVYT càng tăng, người dân càng được lợi. Nhưng trước mắt, Thông tư này chỉ áp dụng đối với thanh toán BHYT. Còn người không có thẻ BHYT sẽ được áp dụng mức giá đang thực hiện.

Tăng giá dịch vụ y tế sẽ nâng chất lượng khám, chữa bệnh.

+ Số người có thẻ BHYT sẽ được hưởng lợi khi giá DVYT tăng, nhưng khoảng 24 triệu người chưa có BHYT sẽ gặp khó khăn, nhất là khi việc thực hiện giá cũ không thể kéo dài mãi. Liên bộ đã tính tới vấn đề này?

Ông NNL: Y tế là dịch vụ công, quan điểm của Nhà nước là giá dịch vụ công phải tính đủ chi phí. Còn đối tượng nào cần phải hỗ trợ thì Nhà nước sẽ hỗ trợ và những đối tượng còn lại phải chi trả đủ. Khi điều chỉnh giá, người không có thẻ BHYT là ảnh hưởng nhất, hiện là khoảng 25% dân số, ước 24 triệu người chưa có thẻ thì nên mua thẻ BHYT. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT, như tham gia theo hộ gia đình: người thứ nhất 100%,  người thứ 2 giảm còn 70%, người thứ 3 còn 60%, người thứ 4 còn 50%, từ người thứ 5 trở đi chỉ phải đóng 40%.

+ Điều người dân băn khoăn nhất hiện nay là, giá DVYT tăng nhưng chất lượng KCB ra sao, nhất là khi chất lượng hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu?

Ông NNL: Chất lượng dịch vụ gồm chất lượng chuyên môn kỹ thuật y tế và chất lượng chăm sóc. Về chất lượng chuyên môn y tế, tôi khẳng định thời gian qua tăng lên rất nhiều. Tới đây, Bộ Y tế sẽ tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quy trình chuyên môn... để tiếp tục nâng cao trình độ cho BV các tuyến. Còn chất lượng phục vụ, chăm sóc mà người dân phàn nàn là chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm, chiếu, chụp, buồng bệnh, tinh thần thái độ… thì khi tính đủ giá, sẽ thay đổi.

Vì BV có thể vay vốn, huy động vốn để mua trang thiết bị; có kinh phí để tuyển nhân lực tốt phục vụ; đặc biệt, cán bộ y tế hiểu Nhà nước không cấp ngân sách mà BV phải thu để có nguồn trả lương, nên phải có bệnh nhân, do đó phải nâng cao chất lượng phục vụ. Bộ Y tế đang phát động phong trào đổi mới phong cách phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm nên tôi tin rằng chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao.

+ Cám ơn ông!

Thanh Hằng (thực hiện)

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文