Người có thẻ BHYT không bị ảnh hưởng về tăng giá viện phí
- Tăng viện phí từ 1-3: Những kỹ thuật nào chưa được bảo hiểm y tế thanh toán?
- Dự thảo tăng viện phí không ảnh hưởng đến người nghèo
- Tăng viện phí tác động đến 30% dân số cả nước
- Hà Nội dự kiến tăng viện phí
- Tăng viện phí, người nghèo vẫn được Nhà nước hỗ trợ 95%
- Tăng viện phí chính thức từ ngày 15/4
Việc Bộ Y tế thông báo lộ trình tăng giá viện phí từ 1-6 đang thu hút sự quan tâm của xã hội và các cơ sở, chữa bệnh (KCB), vì sẽ có tác động đến gần 20% dân số chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Do tính chất quan trọng này, chiều 19-5, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai Thông tư 02 về quy định mức tối đa khung giá KCB dịch vụ, nhằm làm rõ những vấn đề trọng tâm của dư luận.
Theo đó, mục tiêu của điều chỉnh giá theo hướng tính đủ chi phí để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Nhà nước tiếp tục tăng chi cho y tế nhưng ưu tiên đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, các chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần; sẽ giảm dần việc cấp ngân sách trực tiếp cho bệnh viện (BV), để chuyển sang hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng thông qua BHYT, BHYT thanh toán cho các BV theo cơ chế giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ chi phí để các BV có điều kiện phát triển.
Do đó, việc điều chỉnh giá sẽ dần xóa bỏ chênh lệch về giá dịch vụ giữa khu vực công và khu vực tư, giúp y tế tư nhân phát triển bình đẳng với y tế công lập. Việc tăng giá này không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ, mà thực chất là chuyển các khoản chi trước đây của nhà nước bao cấp trực tiếp cho các BV vào giá, sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.
Nghĩa là, những người có thẻ BHYT, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội sẽ không bị ảnh hưởng vì các đối tượng này đã có thẻ BHYT do nhà nước mua. Với giá viện phí tăng, người có thẻ BHYT sẽ có lợi vì được hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt và do BHYT thanh toán.
Bộ Y tế giải đáp nhiều nội dung về tăng viện phí mà dư luận quan tâm |
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn lưu ý: "Thông tư 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-6-2017 nhưng không phải là tất cả các BV đều thực hiện mức giá tối đa này. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ không tiến hành đồng loạt, mà được thực hiện theo lộ trình từng bước, phân chia tiến độ giữa các đơn vị, địa phương cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân.
Bộ Y tế sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện cụ thể tại các BV thuộc tuyến Trung ương và BV bộ, ngành hạng 1; các địa phương sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện với các BV thuộc địa phương và BV bộ ngành từ hạng 2 trở xuống.
Hơn nữa, việc thực hiện Thông tư 02 cũng sẽ khuyến khích người chưa có thẻ BHYT tham gia BHYT vì họ chịu tác động nhiều nhất khi phải trả 100% chi phí KCB. Điều này rất cần thiết khi Luật BHYT quy định BHYT là bắt buộc, nhưng hiện nay vẫn còn gần 20% dân số chưa tham gia BHYT, đồng thời, cũng thuận lợi cho các cơ sở y tế có kinh phí để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hiện nay, khoảng 80% dân số nước ta đã có thẻ BHYT. Mặt khác, những người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, nếu số tiền phải cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương thì cũng chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ bản.
Trước những ý kiến lo ngại về chất lượng KCB có song hành với giá viện phí tăng hay không, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết: Cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình, Bộ Y tế đã chỉ đạo các BV tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao y đức, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, giảm phiền hà cho người bệnh.
Tăng viện phí không ảnh hưởng đến người có thẻ BHYT |
Bộ Y tế đang cùng các địa phương ráo riết thực hiện đề án giảm tải BV, đề án BV vệ tinh, phân hạng BV gắn với chất lượng, trình độ chuyên môn… để nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người bệnh - cả người có thẻ và không có thẻ BHYT.
Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh giá dịch vụ theo lộ trình thích hợp. Bộ Y tế cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê tính toán mức độ tác động của việc điều chỉnh giá tại các địa phương đến chỉ số giá tiêu dùng, từ đó sẽ xem xét hướng dẫn các địa phương thực hiện mức điều chỉnh giá vào thời điểm thích hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Quốc hội và Chính phủ giao.
Theo lộ trình, có 30 tỉnh thực hiện vào tháng 8-2017, 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10-2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12-2017. TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện vào tháng 10-2017 và TP. Hà Nội thực hiện vào tháng 8-2017.
“Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và giá dịch vụ y tế phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở KCB phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, thúc đẩy BHYT phát triển, sớm thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội”- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.
Từ 1-6-2017, giá khám bệnh dành cho người không có thẻ BHYT sẽ như giá khám bệnh cho người có thẻ BHYT. Theo đó, BV hạng đặc biệt, hạng 1 là 39.000 đồng/lần; BV hạng 2: 35.000 đồng/lần; BV hạng 4: 31.000 đồng/lần; BV hạng 4/phòng khám đa khoa khu vực: 29.000 đồng/lần khám. Người bệnh đến cơ sở y tế để khám bệnh, khi khám chuyên khoa thứ 2 hoặc trong ngày chưa khám xong phải chuyển sang ngày hôm sau, thì giá khám lần 2 được tính bằng 30% giá ban đầu. Người bệnh nằm ghép 2 người trở lên chỉ phải trả 50% tiền giường, nằm 3 người/giường thì chỉ phải trả 1/3 tiền giường. |