Thả muỗi Wolbachia - hy vọng mới để ngăn dịch sốt xuất huyết

18:07 07/09/2017
Việc giám sát dịch tễ các năm gần đây cho thấy trong khi số ca mắc SXH ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà đều ở mức rất cao, với hàng nghìn ca mắc mỗi năm thì riêng ở đảo Trí Nguyên từ khi kết thúc thả muỗi Wolbachia năm 2014 đến nay chưa xảy ra bất cứ ổ dịch SXH tập trung nào.


Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn. Dịch hiện đã diễn ra ở tất cả các vùng miền trong cả nước với số mắc hàng năm lên tới hơn 100.000 người. Năm 2017, dịch SXH bùng phát ở nhiều tỉnh, thành và kéo dài trong nhiều tháng với số ca mắc cao hơn nhiều so với trước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.

Bệnh SXH lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti, là loại muỗi hiện đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam. Công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có vaccine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng chống chủ yếu là dựa vào kiểm soát muỗi truyền bệnh.

PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết,  dù có chững lại trong 3 tuần qua, nhưng SXH đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. Trước tình hình dịch có thể diễn biến phức tạp, nhiều biện pháp khác nhau đang được ngành y tế nghiên cứu, đánh giá, để góp phần đạt hiệu quả cao hơn trong phòng chống dịch. 

Một trong những biện pháp khả thi là  nhân nuôi muỗi vằn của địa phương để chúng mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường đã bước đầu được thí điểm có hiệu quả tại đảo Trí Nguyên, TP Nha Trang.

Phun hóa chất diệt muỗi hiện vẫn là biện pháp quan trọng để phòng SXH

Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi với con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn,… và cả một số loài muỗi thường đốt người (nhưng muỗi vằn truyền bệnh SXH thì lại không có vi khuẩn này). 

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh SXH), virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người.

Một đặc điểm rất có ích là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng “ung”, do đó duy trì hiệu quả lâu dài nhờ quá trình cặp đôi, sinh sản tự nhiên, mà không làm tăng số lượng muỗi ở cộng đồng. Đáng lưu ý, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi. Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong tế bào muỗi và duy trì ổn định qua các thế hệ một cách tự nhiên.

Phương pháp này có triển vọng mang lại lợi ích to lớn, giúp khống chế một cách chủ động, lâu dài bệnh SXH và Zika. Việc thả muỗi trong cộng đồng dân cư đã được Úc triển khai từ 2011, Việt Nam từ 2013, Indonesia, Brazil và Colombia từ 2014. Kết quả đạt được đều cho thấy đây là một phương pháp an toàn, muỗi mang Wolbachia không gây ra bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ con người hay môi trường sinh thái. Hiệu quả khống chế sự lan truyền của bệnh SXH đã thấy rõ trong nhiều năm qua. 

Vì thế, các nước Úc, Indonesia đã triển khai trên diện rộng và gần đây là Brazil đã thả muỗi Wolbachia ở thủ đô Rio de Janeiro để phòng bệnh SXH và Zika cho người dân. Ấn Độ, Sri Lanka và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng bắt đầu tham gia chương trình.

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã cùng các nhà khoa học Australia nhân nuôi thành công dòng muỗi Aedes aegypti của địa phương mang vi khuẩn Wolbachia, bắt từ đảo Trí Nguyên. Kết quả nghiên cứu từ năm 2006-2011, nhất là đánh giá của các hội đồng khoa học về tính an toàn của phương pháp này, cho thấy muỗi vằn Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia đã được sử dụng tại các hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên phát huy được hiệu quả.

Việc giám sát dịch tễ các năm gần đây cho thấy trong khi số ca mắc SXH ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà đều ở mức rất cao, với hàng nghìn ca mắc mỗi năm thì riêng ở đảo Trí Nguyên từ khi kết thúc thả muỗi Wolbachia năm 2014 đến nay chưa xảy ra bất cứ ổ dịch SXH tập trung nào. Phương pháp Wolbachia đã được khẳng định là an toàn cho con người, động vật và môi trường, khả năng ức chế virus Dengue của muỗi Wolbachia và được người dân ủng hộ..

Dự án Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam đang xin phép triển khai bước tiếp theo là thí điểm thả muỗi Wolbachia trên một khu vực ở thành phố Nha Trang từ cuối năm 2017.

Cuối tháng 8-2017, Bộ Y tế đã làm việc với đoàn nghiên cứu của Đại học Monash (Úc) về khả năng triển khai thí điểm thả muỗi để phòng SXH ở khu vực phía Nam. Khi dự án này thành công trên diện rộng, sẽ rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn dịch SXH và Zika vốn năm nào cũng hoành hành ở Việt Nam.


Thanh Hằng

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文