Thần tốc thiết lập 2 bệnh viện dã chiến, chuẩn bị điều trị bệnh nhân nặng

20:35 29/01/2021
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, trong 24 giờ, 2 bệnh viện dã chiến thần tốc được thiết lập tại tỉnh Hải Dương và bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân điều trị vào chiều 29/1. Một lực lượng giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế lớn nhất cùng với trang thiết bị hiện đại nhất của Bộ Y tế được điều động tới Hải Dương để sẵn sàng thu dung, điều trị các ca bệnh.



Triển khai phòng mổ dã chiến kỹ thuật cao

Tại cuộc họp khẩn trực tuyến với các bệnh viện dã chiến chiều 29/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đánh giá rất cao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã cùng với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Hải Dương thiết lập thần tốc 2 bệnh viện dã chiến trong 24 giờ. Vì tình thế dịch cấp bách, nên việc thiết lập bệnh viện dã chiến được thực hiện ngày từ đêm qua (28/1). 

Bệnh viện Bạch Mai cử 27 giáo sư, bác sĩ do GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện dẫn đầu đã tới Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương để hỗ trợ thiết lập bệnh viện dã chiến số 2 và hỗ trợ toàn diện về điều trị. Ngay trong chiều 29-1, Bệnh viện dã chiến số 2 đã tiếp nhận an toàn 26 bệnh nhân nhiễm COVID-19 vào điều trị. Theo GS Nguyễn Quang Tuấn, các bệnh nhân đều có diễn biến bình thường, chưa có bệnh nhân nào nặng.

Theo báo cáo của GS Nguyễn Quang Tuấn, Bệnh viện dã chiến số 2 hiện có 15 bác sĩ, 40 điều dưỡng và 27 giáo sư, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai điều động tới hỗ trợ. Bệnh viện còn thiếu trang thiết bị thiết yếu như máy thở không xâm lấn, trang thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế, các thuốc thiết yếu. Tương lai bệnh viện cần thêm từ 10-15 bác sĩ và đang trao đổi với trường đại học cần khoảng 80 sinh viên năm cuối đến hỗ trợ khi bệnh viện nâng cấp lên quy mô 400 giường. 

Các bệnh viện dã chiến họp trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 29/1

GS Tuấn đề nghị Bộ Y tế đồng ý cho Bệnh viện Bạch Mai được triển khai phòng mổ dã chiến với các kỹ thuật cao đã được triển khai tại Bệnh viện Bạch Mai, kể cả kỹ thuật ECMO để điều trị các ca bệnh nặng.

Ngay tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu không thiết lập phòng hồi sức tích cực ICU tại Bệnh viện dã chiến số 1 tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh nữa mà đưa về thiết lập tại Bệnh viện dã chiến số 2, trường hợp nặng thì chuyển từ Chí Linh về đây. Việc này nhằm hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vì biến thể “siêu lây nhiễm” có tốc độ lây lan nhanh, nên phải áp dụng triệt để phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đồng ý để Bệnh viện dã chiến số 2 được điều trị tất cả các kỹ thuật cao của Bệnh viện Bạch Mai như chạy chận thân tạo, tim phổi nhân tạo - ECMO và chỉ đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính chuẩn bị trang thiết bị, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chuẩn bị cho phương án chạy thận nhân tạo, ECMO tại đây.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được Bộ Y tế phân công hỗ trợ toàn diện về điều trị cho Bệnh viện dã chiến số 1. Tính đến 12h ngày 29/1, tại đây có 29 ca dương tính với SAR-CoV-2 đang được điều trị cách ly tại Khoa bệnh truyền nhiễm, trong đó có 3 ca cần được đặc biệt chú ý, bao gồm: 1 bệnh nhân mang thai 27 tuần, 1 bệnh nhân mang thai 34 tuần, 1 bệnh nhân có bệnh lý nền. Sau khi thiết lập nơi đây thành Bệnh viện dã chiến số 1, chiều 29/1 bắt đầu tiếp nhận thêm 2 bệnh nhân COVID-19. Tại đây các bác sĩ ngoại sản tương đối đủ nên có thể triển khai các phương án khi thai phụ có diễn biến nặng.

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Bệnh viện  dã chiến số 1 có 45 bác sĩ và khoảng 70 điều dưỡng, có thể đảm nhận điều trị cho 200 bệnh nhân. Tuy nhiên, về hệ thống xét nghiệm, hiện có một số máy còn thiếu như máy điện giải đồ đang hỏng, máy sinh hóa huyết học về cấu hình phục vụ được nhưng chưa có hóa chất và kỹ thuật viên chưa sử dụng được…và đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ phương tiện, máy móc…

Chuẩn bị phương án có nhiều bệnh nhân nặng

GS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng nhắc nhở Bệnh viện Phổi Quảng Ninh – nơi đang điều trị 12 bệnh nhân dương tính, tới đây bệnh nhân sẽ tăng lên và phải xác định bệnh nhân sẽ chuyển nặng tăng, vì vậy các thầy thuốc phải luôn theo dõi sát sao người bệnh, có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe bệnh nhân phải liên lạc trao đổi xin ý kiến hỗ trợ của các chuyên gia Tổ điều trị. GS Bình cũng đề nghị Bệnh viện Phổi Quảng Ninh cần liên hệ với Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh vì đây là cơ sở y tế có chuyên môn rất tốt về lọc máu, ECMO để sẵn sàng hỗ trợ.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, chúng ta xác định Công ty TNHH điện tử POYUN là tâm dịch và cần phải có quyết định rắn vì hầu hết ca dương tính ở trong công ty này. “Tôi đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm hơn nữa trong phong tỏa. Trong vùng lõi có một số khu vực, xã, thôn có nhiều ca nhiễm. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải triển khai lấy mẫu toàn bộ khu vực này, mở rộng diện phong tỏa, lấy mẫu, xét nghiệm thật nhanh. Nếu kiểm soát tốt hy vọng sẽ không lan rộng tại khu vực này”, Bộ trưởng nói.

Người dân thực hiện nghiêm theo khuyến cáo Thông điệp 5K của Bộ Y tế 

 Bộ Y tế chỉ đạo tỉnh Hải Dương thiết lập labor xét nghiệm đạt công suất 50 nghìn mẫu/ngày, nên yên tâm có thể xét nghiệm nhanh trong thời gian ngắn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bệnh nhân nào thật sự nặng đòi hỏi phải chuyển lên Trung ương thì sẽ chuyển, còn lại, Bộ Y tế sẽ điều máy móc xuống điều trị tại chỗ. Người đứng đầu Bộ Y tế cũng khẳng định với năng lực điều trị của hai bệnh viện dã chiến, trước mắt bảo đảm được việc điều trị tại đây. Bộ Y tế đã chuẩn bị cho phương án xấu hơn là triển khai Bệnh viện dã chiến số 3 nhưng Bộ hy vọng phương án này không xảy ra.

 Hiện nay, Bộ Y tế đã huy động lực lượng lớn hơn cả Đà Nẵng hỗ trợ cho Hải Dương bao gồm cả cán bộ học sinh, sinh viên giúp cho việc tăng cường cách ly, lấy mẫu xét nghiệm; triển khai các biện pháp điều trị tại 2 bệnh viện dã chiến.

 Đồng thời, các cơ sở y tế của tỉnh Hải Dương cần phải lưu ý các trường hợp đến khám vì các triệu chứng ho, sốt, mệt tại đây. Bộ trưởng cũng yêu cầu các vụ, cục cấp phát ngay các trang thiết bị bảo hộ, máy móc, thuốc men cho các bệnh viện dã chiến. 

Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết, Bộ kết nối 24/24 giờ và Hội đồng chuyên môn hỗ trợ tốt đa, vì thế khi có vấn đề trở nặng của bệnh nhân cần phải trao đổi luôn. Trong thời gian ngắn, chúng ta đã kiểm soát tình hình và có hy vọng khả quan. Để nhanh chóng dập tắt ổ dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu phải khoanh vùng thật nhanh, phong tỏa chặt chẽ, lấy mẫu nhanh, điều trị hiệu quả.

Đến chiều nay Hải Dương ghi nhận thêm 48 ca nhiễm COVID-19 mới tại TP Chí Linh. Từ ngày 28/1 đến nay, đã có 146 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Đối với một số đề nghị của địa bàn Chí Linh về việc công nhân muốn cách ly tập trung để tiếp tục làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Không cho công nhân làm việc tập trung, phải phong tỏa nhà máy, khẩn trương chuyển người từ nhà máy ra cách ly tập trung và khử khuẩn toàn bộ nhà máy. Chuyển bệnh nhân dương tính hoặc nghi ngờ dương tính về Bệnh viện dã chiến số 1 để triển khai điều trị, chăm sóc. Trong ngày mai (30-1) sẽ tiến hành lấy mẫu lại toàn bộ công nhân khu vực này vì có thể những ngày qua đã có sự lây nhiễm chéo. Tại một số khu vực ở Chí Linh xuất hiện nhiều ca ở các xã như Cộng hòa, Hoàng Tiến, Lê Lợi, Sao Đỏ… dù người dân ở đây lên tới mấy chục nghìn thì tất cả phải lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Các khu vực này phải phong tỏa nghiêm ngặt, thêm một lần phong tỏa nữa. 



Trần Hằng

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Ngày 8/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng 950 triệu đồng cho 19 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phi Liêng và Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng phát động.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Quốc Trọng (SN 1992, ngụ xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) và La Thị Tuyết Vân (SN 1982, ngụ phường 6, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để điều tra về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Chiều 8/4, chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines đã cất cánh tại sân bay Nội Bài, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hiện nay, trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Zalo, Livestream) xuất hiện tình trạng một số đối tượng đăng công khai số điện thoại mua sổ BHXH của người lao động (NLĐ) hoặc nhận làm các thủ tục liên quan đến cơ quan BHXH có thu phí cao, một số thủ tục thu phí rất cao.

Ngày 8/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, bị can Phạm Thị Lượng, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, điều 356, Bộ Luật hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文