Vào mùa viêm não Nhật Bản và viêm não virus:

Tỉ lệ tử vong cao nhưng có thể phòng được

06:36 26/05/2015
Mới bắt đầu mùa hè, nhưng theo Bộ Y tế, đã có trên 150 trường hợp viêm não, trong đó, đã có 7 trường hợp tử vong. Trong khi đó, thời tiết nắng nóng kéo dài đang là nguy cơ gia tăng bệnh viêm não virus và viêm não Nhật Bản (VNNB) ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là bệnh viêm não rất nguy hiểm, nhưng lại có thể phòng, tránh được. Vì thế, để cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm não, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế):
PGS.TS Trần Đắc Phu.

+ Thưa ông, nhiều người đang rất lo lắng về bệnh viêm não, vì tỉ lệ tử vong cao. Ông có thể cho biết những dấu hiệu nhận biết được của bệnh viêm não virus?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Viêm não virus là một bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao và thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng nặng nề. Biểu hiện chính của bệnh viêm não virus là sốt cao, kèm các triệu chứng nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Do các triệu chứng rất khó phân biệt giữa các chủng virus, nên việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua xét nghiệm xác định virus.

Cấp cứu một bệnh nhân bị viêm não virus. Ảnh minh họa: Thanh Hà .

+ Xin ông cho biết làm thế nào để phòng các bệnh viêm não virus?

PGS.TS. Trần Đắc Phu: Viêm não virus do nhiều loại virus gây nên, trong đó, virus VNNB là một nguyên nhân, nhưng hiện chỉ chiếm 10-15% các trường hợp mắc bệnh.

Để có cách phòng, chống phù hợp, phải dựa vào nguyên nhân. Với các bệnh lây qua côn trùng, phải hạn chế nguy cơ bị côn trùng đốt, bằng việc mặc áo quần phủ kín tay, chân, như mặc áo dài tay, mang tất; sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ.

Để hạn chế muỗi gây bệnh phát triển, phải thường xuyên phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa, có khả năng đọng nước, nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ, cũng như nơi đẻ trứng của muỗi, kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao. Còn bệnh VNNB đã có vaccine phòng bệnh, nên tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

+ Ông có thể nói rõ hơn về bệnh VNNB?

PGS.TS Trần Đắc Phu: VNNB là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus VNNB gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, dễ làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sau khoảng một tuần ủ bệnh, bệnh nhân có triệu chứng giống cảm cúm, như sốt nhẹ, sổ mũi, tiêu chảy, run, nhức đầu, nôn mửa… Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị co giật, động kinh, sốt cao 39-40 độ C. Sau khoảng 1 tuần, người bệnh bị rối loạn ý thức, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật nặng, diễn tiến ngày càng nặng và có thể tử vong. Tỷ lệ tử vong cao, tới 10 - 20%.

+ Xin ông cho biết nguồn truyền bệnh VNNB?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Động vật nhiễm virus là nguồn truyền bệnh VNNB cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là chim và một số loài bò sát. Nguồn truyền bệnh ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn, do dễ bị nhiễm virus, lợn lại được nhiều hộ gia đình chăn nuôi. Ngoài ra một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của virus. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất, vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus VNNB trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn lợn nuôi), mà hầu hết gia đình ở nông thôn đều nuôi lợn. Sự xuất hiện virus VNNB trong máu lợn xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm virus. Thời gian nhiễm virus ở lợn kéo dài từ 2-4 ngày với số lượng virus VNNB trong máu rất cao, đủ để gây nhiễm cho muỗi và từ đó truyền bệnh cho người.

Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người, mà truyền qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là lợn) rồi khi đốt người truyền bệnh cho người. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh.

+ Bệnh VNNB xảy ra nhiều nhất vào mùa nào, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Ở Việt Nam, bệnh VNNB có trong cả nước, nhiều nhất ở đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn, hoặc vùng trung du trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn. Bệnh VNNB có thể xảy ra quanh năm, nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng hè, đỉnh điểm dịch là tháng 5, 6, 7. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa hè là vì mưa nhiều, nhiệt độ cao, muỗi tăng nên dễ truyền bệnh, cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim rừng về, mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã, lây sang đàn lợn sau đó lây sang cho người.

+ Những người nào có khả năng mắc bệnh VNNB nhiều hơn cả, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nếu chưa miễn dịch với virus VNNB. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB. Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Khoảng 30% bệnh nhân nhập viện bị tử vong và khoảng 1/3 - 1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề. Bệnh VNNB là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch, vì vậy tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Nếu tiêm đủ 3 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong 3 năm. Sau 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Ngoài ra, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt v.v…

+ Cảm ơn ông đã trao đổi!

Thanh Hằng (thực hiện)

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文