Tổng rà soát về quản lý hóa chất và methanol

08:35 25/03/2017
Tiếp tục tìm giải pháp trong quản lý rượu trôi nổi sau hàng loạt vụ ngộ độc methanol, sáng 24-3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ, yêu cầu rà lại tổng thể các quy định về quản lý hóa chất.

Mặc dù không có con số thống kê chính thức, nhưng theo đánh giá của nhiều người, 80% lượng rượu lưu hành trên thị trường hiện nay là rượu không nhãn mác. Đây là tình trạng lịch sử để lại khi người dân Việt Nam có nghề nấu rượu thủ công lâu đời và thói quen tự cung tự cấp. 

Tuy nhiên, tình trạng rượu không nhãn mác tràn lan đang gây nên những tác hại khôn lường khi một số đối tượng gian thương có biểu hiện pha methanol vào rượu để nâng độ trục lợi, dẫn đến bùng phát ngộ độc kể từ đầu năm 2017 trở lại đây. 

Nhiều chuyên gia cho rằng với tình trạng cồn công nghiệp, cồn y tế bán tràn lan như hiện nay, nếu không tính cách quản lý sớm, số người chết sẽ chưa dừng lại; không kể đến những người nhiễm độc methanol mãn tính với tác hại khôn lường về sức khỏe (có thể lên tới con số hàng triệu). 

Tại buổi tọa đàm ngày 23-3, nhiều đại biểu đặt ra vấn đề cấp thiết phải quản lý được đường đi của methanol và chỉ ra trách nhiệm của Bộ Công Thương (cụ thể là Cục Hóa chất) trong việc này.

Thay vì bơi ra quản lý từng gia đình nấu rượu, cách tốt hơn là quản lý đường đi của methanol.

Nói về quan điểm của các đại biểu trong vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, “nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực hóa chất của Bộ Công Thương không yêu cầu chúng ta đến kiểm tra từng cửa hàng kinh doanh mà là kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở địa phương trong lĩnh vực đó, nghĩa là “kiểm tra đơn vị đi kiểm tra”. 

Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận: Quản lý hóa chất, đặc biệt là hóa chất trong danh mục nguy hiểm, bị cấm hiện còn nhiều lỗ hổng, bất cập. Nhưng “để tạo môi trường kiến tạo, giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân”, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, “nên tăng cường công tác hậu kiểm và phân cấp quản lý cho các địa phương”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo cần rà soát tổng thể hệ thống pháp luật trong quản lý hóa chất, quản lý cồn công nghiệp, phụ gia… và giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát các văn bản liên quan vấn đề quản lý hóa chất cấm, hóa chất độc hại từ trong sản xuất, nhập khẩu, thông quan, tồn chứa, sử dụng, kinh doanh… 

Đáng chú ý, ông Trần Tuấn Anh cũng chỉ đạo Cục Hóa chất phối hợp với hai thành phố kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh hóa chất; tăng cường hậu kiểm tại địa phương; rà lại danh mục các hóa chất nguy hiểm... đảm bảo không thất thoát những hóa chất nguy hại thuộc danh mục cấm...

Việc đặt ra vấn đề quản lý sản xuất rượu thủ công, đặc biệt ở quy mô hộ gia đình đang gây rất nhiều băn khoăn. Chính đại diện Bộ Công Thương cũng thừa nhận đang loay hoay trong việc này. 

Ngày 23-3, đại diện Văn phòng Chính phủ tại tọa đàm về quản lý rượu cũng đặt câu hỏi: Yêu cầu giấy phép với người dân sản xuất tại gia đình thì có thực tiễn hay không, hay chỉ đặt ra rồi không quản lý nổi. Theo vị này, nên chia theo quy mô để quản lý. 

Quan trọng nhất, ngộ độc methanol là do rượu pha chế, và do quản lý cồn công nghiệp không chặt chẽ, nên chú trọng vào đây để tìm cách tháo gỡ, chứ không phải bơi ra để quản lý từng gia đình nấu rượu.

Vũ Hân

Báo CAND số 7184, phát hành ngày 29/3/2025 vừa qua có đăng bài viết “Cần hỗ trợ người dân vạn đò sông Hương an cư” phản ánh sự việc: 16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư...

Xin nói ngay đó là ở các quán bar, vũ trường mà tập trung nhiều nhất là ở các quán bar “chui”, tức hoạt động không có giấy phép. Những người bị phát hiện có người bị xử phạt hành chính, có người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng như vậy vẫn chưa đủ sức để răn đe. Thực tế những địa điểm bị xử lý lần đầu, kiểm tra lại lần sau thì số con nghiện còn cao hơn lần trước.

Bình yên, no đủ, người dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo là những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với ông Siu Dok – một mục sư gốc Việt trong chuyến về thăm quê hương tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文