Trà sữa trân châu: Nỗi lo ý thức người kinh doanh và khâu quản lý

23:29 26/01/2018
Sáng 26-1, một số phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về trường hợp cô bé Trần Thu U. (14 tuổi, Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tử vong chiều 25-1 vì suy đa tạng do nghi ngộ độc trân châu trong trà sữa.


Trước đó, ngày 11-1, bé U. mua trà sữa gần nhà uống rồi bị đau bụng dữ dội, nôn ói ra hạt trân châu trong trà sữa kèm theo sốt cao, tiêu chảy. Cháu được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Ngày 18-1, do tình trạng quá nặng nên bệnh nhi được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh tiếp tục điều trị. Tại đây các bác sĩ xác định cháu bị suy hô hấp, tổn thương đa tạng, sốc nhiễm trùng, suy thận cấp, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, TS Lâm Quốc Hùng -Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc, Cục ATTP – Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân tử vong là do ngộ độc trà sữa trân châu như thông tin một số tờ báo đưa. Bởi hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của cháu bé Trần Thu U. và chưa có kết luận cuối cùng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho rằng, trà sữa trân châu không phải là nguyên nhân, vấn đề trong vụ việc cụ thể này có thể nghi ngại ở quy trình chế biến sản phẩm có được kiểm soát và có đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) hay không mà thôi.

Theo TS. Lâm Quốc Hùng, trà sữa trân châu là sản phẩm không có hại, thậm chí còn tốt cho sức khỏe nếu được kinh doanh, chế biến theo đúng các quy định, điều kiện về ATVSTP. Kể cả những hạt trân châu có màu sắc sặc sỡ, nếu là hàng có nguồn gốc xuất xứ, được chế biến bằng phụ gia, phẩm màu trong danh mục Bộ Y tế cho phép thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 

Trà sữa trân châu là sản phẩm đang được  kinh doanh phổ biến trên thị trường và được nhiều người ưa chuộng. Trên thực tế, việc kinh doanh sản phẩm này được quản lý theo đúng các quy định về ATVSTP, từ điều kiện vệ sinh cơ sở kinh doanh, nguyên liệu chế biến…

Nỗi lo ngại ở trà sữa trân châu là ý thức người sản xuất, kinh doanh 

Vì thế, cũng giống như các loại thực phẩm khác, trà sữa trân châu chỉ có hại cho sức khỏe trong trường hợp người sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận mà cố tình làm trái quy định pháp luật, kinh doanh gian dối, nguyên liệu nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo.

TS Lâm Quốc Hùng lưu ý, vấn đề quan trọng là người tiêu dùng cần phải biết bảo vệ sức khỏe bằng việc tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ở các cửa hàng điều kiện vệ sinh không đảm bảo, các hàng ăn uống đường phố không đáp ứng yêu cầu quy định về ATTP. Việc chế biến trà sữa trân châu không đảm bảo vệ sinh có thể bị nhiễm khuẩn, hoặc nguyên liệu trân châu nhập lậu, sử dụng phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép, thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

TS. BS Hồ Thu Mai-một chuyên gia về dinh dưỡng cho hay, uống trà sữa không rõ nguồn gốc đồng nghĩa với nguy cơ mỗi ngày bạn uống một lượng hóa chất độc hại cho cơ thể. Sử dụng trà sữa trong một thời gian dài có nguy cơ bị nhiễm độc thực phẩm mãn tính. Vì thế, không nên sử dụng trà sữa không rõ nguồn gốc của nguyên liệu. Hơn nữa, việc kết hợp giữa trà và sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà, đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể được hấp thu.

 Một cuộc khảo sát ở các chợ cung cấp nguyên liệu trà sữa của các nhà báo đã cho thấy vô vàn nhãn hiệu trân châu, hương liệu pha chế trà sữa không có nguồn gốc, chất lượng. Việc kiểm soát từ khâu sản xuất, phân phối nguyên liệu trên thị trường đều đã thấy chưa thật sự đảm bảo thì khi nguyên liệu đã đưa về các quán trà sữa, việc kiểm soát chất lượng càng gần như bỏ ngỏ. Vì thế, cũng thật khó tìm thấy câu trả lời về mức độ an toàn của trà sữa trước thực trạng này.

Thực tế mới đây tại Hà Nội, ngày 16-1 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 1 đã phát hiện số lượng lớn nguyên liệu các loại trà và sữa để pha chế trà sữa không rõ nguồn gốc. 

Tại kho hàng của Công ty TNHH Heekcaa Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện hơn 2.000 túi trà có nhãn mác nước ngoài đang được cắt bao bì và đóng gói sang các bao bì bằng giấy bạc khác, dán tem mác của một số công ty sản xuất chế biến chè uy tín của Việt Nam, cùng với hơn 100 hộp sữa đặc loại 5kg nhãn hiệu Zhejiang. Nhưng Công ty không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số nguyên liệu trên.

Vào ngày 19-1, tại hộ kinh doanh trà sữa DingTea (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của TP Hà Nội đã phát hiện 3 thùng hạt trân châu có mẫu giống nhau nhưng chỉ 2 thùng có giấy tờ hợp lệ.

Trước đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra một số cửa hàng trà sữa Feeling Tea tại Hà Nội thì phát hiện 7/8 cửa hàng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, sử dụng nguyên liệu không rõ xuất xứ như trà xanh, hạt chân trâu, bột kem để pha chế trà sữa thành phẩm bán ra thị trường.

Thanh Hằng

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文