Ung thư cổ tử cung- nguyên nhân chính gây tử vong ở phụ nữ
- Mỗi năm Việt Nam có 5.664 ca mắc mới ung thư cổ tử cung
- Tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung ở Việt Nam rất cao
- Xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung bằng giấm
- Đã có vacxin phòng ung thư cổ tử cung
- Cả nước mỗi năm có khoảng 5.000 ca ung thư cổ tử cung
Ung thư CTC là bệnh lý ác tính, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi. Ở Việt Nam, ung thư cổ CTC là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư và là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ, phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú.
Ở Hà Nội, tỷ lệ mắc ung thư CTC là 6,5/ 100.000 phụ nữ, trong khi đó tỷ lệ mắc ở TP. Hồ Chí Minh 26/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ mắc mới ung thư CTC tại Việt Nam chiếm 13,6/100.000 phụ nữ. Con số này đang có xu hướng tăng, đặc biệt tại Cần Thơ vv… Các chuyên gia cho biết, họ không thể đáp được vì sao số phụ nữ bị ung thư CTC ở miền Nam cao hơn miền Bắc.
Đại diện tổ chức quốc tế lo ngại về tình hình ung thư CTC ở Việt Nam |
Theo đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), tỉ lệ mắc ung thư CTC ở Việt Nam liên quan chặt chẽ với tỉ lệ mắc HPV và tỉ lệ này ở khu vực miền Nam cũng cao hơn miền Bắc. Một nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ hiện mắc HPV ở TP. Hồ Chí Minh cao cấp 4-5 lần tại Hà Nội.
Các nghiên cứu đều chỉ ra nhiễm HPV liên quan đến lượng bạn tình và quan hệ tình dục sớm. Thế nhưng, điều đáng lưu ý là mặc dù ở TP. Hồ Chí Minh có nhiều typ HPV hơn Hà Nội, nhưng typ HPV gây nguy cơ ung thư ở Hà Nội lại nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh.
Nguy cơ và hậu quả của ung thư CTC rất lớn, khi khiến nhiều trẻ mồ côi mẹ, nhiều gia đình tan nát. Thế nhưng, ở Việt Nam các số liệu thống kê công bố hiện có không phản ánh đúng tình hình của bệnh, bởi thiếu các số liệu cập nhật và toàn diện về ung thư CTC.
Chúng ta cũng không có nghiên cứu đại diện quốc gia về ung thư CTC ở phụ nữ và vị thành niên Việt Nam, mà chỉ có một số ít nghiên cứu quy mô nhỏ về hiểu biết việc phòng chống ung thư CTC, vaccine HPV ở phụ nữ và vị thành niên.
Nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bệnh ung thư CTC |
Đại đa số các trường hợp ung thư CTC có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị sớm, gia tăng tỷ lệ sống và thời gian sống còn cho bệnh nhân. WHO cho rằng, điều quan trọng nhất để dự phòng và kiểm soát ung thư CTC là nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế về bệnh này.
Song thực tế lại chỉ ra, đa số người được khảo sát đều có kiến thức thấp về bệnh này, cũng như thiếu hiểu biết về lợi ích của tiêm phòng vaccine HPV và sàng lọc phát hiện sớm. Một nghiên cứu ở Huế cho thấy chỉ có 5% phụ nữ có kiến thức về phòng chống ung thư CTC. Ở Hà Nội và Đắc Lắc, tỷ lệ phụ nữ hiểu biết về phòng chống ung thư CTC cũng chỉ chiếm 5-25%.
Con số được sàng lọc và tiêm vaccine HPV thấp: một nghiên cứu 875 phụ nữ và em gái vị thành niên tại 5 thành phố và tỉnh thì chỉ có 7% phụ nữ khám phụ khoa một lần trong 6-12 tháng thực hiện sàng lọc bằng Pap smear.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết, ở Việt Nam, số người sử dụng vaccine HPV còn hạn chế do giá vaccine cao, nên hầu như chủ yếu là người giàu. Đến tháng 12-2015 mới có khoảng 350.000 - 400.000 phụ nữ Việt Nam được tiêm vaccine HPV. Việt Nam đã có hệ thống sàng lọc ung thư cổ tử cung từ cộng đồng nhưng còn nhiều bất cập.
Phác đồ sàng lọc chưa thống nhất là rào cản lớn nhất trong việc chuẩn hóa dịch vụ sàng lọc. Việc triển khai các chương trình sàng lọc, phát hiện và điều trị còn thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó, hiểu biết của cộng đồng cũng như cán bộ y tế về việc dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm bệnh còn hạn chế.
Trong bối cảnh đó, hệ thống y tế Việt Nam thiếu chiến lược tiếp cận tổng thể dự phòng và kiểm soát theo khuyến cáo của WHO. Mới có 2 bệnh viện chuyên khoa ung thư tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện, còn các khoa ung thư của bệnh viện tỉnh/thành phố lớn rất hạn chế. Y tế tư nhân phát triển nhưng chất lượng dịch vụ lại chưa được giám sát tốt.
Phẫu thuật ung thư CTC |
Theo các chuyên gia, các yếu tố nguy cơ của ung thư CTC là hút thuốc lá, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài và mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, việc phát hiện sớm và điều trị ung thư CTC rất quan trọng để người phụ nữ được cứu và cải thiện sức khỏe. Vì thế, mọi phụ nữ đều có quyền được sàng lọc ung thư CTC. Cần phải có 70% trẻ em gái từ 9-13 tuổi được tiêm phòng vaccine HPV và 70% phụ nữ 30-49 tuổi được sàng lọc ung thư CTC ít nhất một lần.
Để hạn chế số phụ nữ mắc ung thư CTC và tử vong do bệnh này, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư CTC, nhằm nâng cao năng lực dự phòng, sàng lọc và điều trị ung thư CTC để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Bộ Y tế cũng đang vận động đưa vaccine HPV và sàng lọc ung thư CTC để bảo hiểm chi trả.