Uống trà giảm cân: Cẩn trọng kẻo rước bệnh vào người

09:21 05/03/2019
Giảm béo đang là nhu cầu của rất nhiều người khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nước ta đang tăng nhanh. Đáp ứng nhu cầu “hot” này, trên thị trường, đặc biệt là nhiều trang mạng xã hội tung ra các loại trà, thực phẩm chức năng được quảng cáo giảm cân “siêu tốc” đã đánh trúng vào tâm lý của người tiêu dùng.


Nhưng người tiêu dùng bị cuốn vào cơn lốc giảm cân lại quên mất rằng, họ bỏ ra số tiền lớn mua trà, thực phẩm chức năng qua mạng là hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, không được kiểm soát về chất lượng, về độ an toàn. Liên tiếp trong thời gian qua, có nhiều trà, thực phẩm chức năng giảm cân nguy hại bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thu hồi.

Muốn giảm cân nhanh, quên mất nguy hại

Kể với tôi về việc muốn giảm cân “siêu tốc”, chị Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) cho biết, chị không tiếc tiền bỏ ra cho liệu trình làm đẹp của mình. Cách đây 1 năm, chị uống thực phẩm chức năng của Mỹ, một ngày một viên, sau 2 tháng giảm được 3kg. Nhưng khi hết, vài tháng sau chị lại tăng cân bình thường. 

Gần đây, qua mạng xã hội, trên Facebook của một người nổi tiếng quảng cáo loại trà giảm cân hấp dẫn có tên Hbetea được làm hoàn toàn bằng thảo dược, không những giảm cân nhanh, mà còn tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. 

Quảng cáo này đã đánh trúng vào tâm lý của chị Mai là giảm cân nhanh khi mỗi ngày chỉ cần dùng 1 gói/1 lần, trong 20 ngày (1 liều) là có thể giảm được từ 3-6kg. Sau khi đạt được fom dáng như ý muốn thì uống sang hộp thứ 2, duy trì từ 1-2 gói/tuần. Đặc biệt, uống trà Hbetea vẫn được ăn uống bình thường. “Điều này rất phù hợp với tôi vì tôi bị huyết áp thấp”. 

Nhưng kết quả, sau 20 ngày uống trà, cân nặng của chị Mai không “nhúc nhích”, vẫn giữ nguyên. “Mỗi gói trà đổ ra được khoảng 1 thìa cà phê, giá 1 hộp (20 gói) là 750.000đ, đắt là thế nhưng không hiệu quả, uống xong cứ như mình bị lừa” - chị Mai bức xúc.

Theo chị Mai thì tài khoản Facebook trên rất nổi tiếng nên chị tin tưởng, còn mách bạn mua theo. Người bạn kia uống được 3 ngày thì chóng mặt, cảm giác hồi hộp, bứt rứt khó chịu và đã ngừng uống. 

“Trên bao bì không hề ghi tác dụng phụ hoặc khuyến cáo gì cho người dùng; chỉ ghi công dụng và nhà phân phối độc quyền, không ghi nhà sản xuất, không có gì chứng tỏ trà này đã được Cục ATTP cấp phép lưu hành. Thật may bạn tôi dừng lại, không thì không biết ra sao” – chị Mai nói.

Nhiều người vì muốn giảm cân nhanh, nghe bạn bè mách hoặc qua mạng xã hội nghe họ quảng cáo quá sự thật nên mua thực phẩm chức năng, trà giảm cân uống, mà không biết có phù hợp với cơ địa mình hay không.

Giảm cân chưa thấy, nguy cơ rước bệnh

Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, không một loại thuốc nào có tác dụng giúp giảm cân một cách thần tốc, liệu trình giảm cân phải từ từ, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với vận động khoa học. Hơn nữa, thực phẩm chức năng giả, trà giảm cân giả thời gian qua đã bị “phanh phui” khá nhiều, người uống phải gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, thậm chí là hậu quả khôn lường. 

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (ATTP) thời gian qua đã thu hồi nhiều thực phẩm chức năng, trà giảm cân không đủ tiêu chuẩn, gây nguy hại tới sức khỏe.

Thu hồi Trà giảm cân Vy & Tea.

Ngày 3-2-2019, Cục này cho biết, đã nhận được thông tin từ Đại sứ quán Hàn Quốc thông báo về lô hàng thực phẩm trà thảo mộc giảm cân nhãn hiệu Vy&Tea của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ thương mại Hà Vy (Công ty Hà Vy), ở số 45, tổ 1, quốc lộ 14, xã Sơn Hiệp, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, xuất khẩu vào Hàn Quốc bị phát hiện có chất Sibutramine và Phenolphthaleine bị cấm sử dụng trong thực phẩm. 

Sau khi nhận được thông tin cảnh báo trên, Cục ATTP đã thành lập đoàn kiểm tra taị Công ty Hà Vi. Sau đó, Cục ATTP đã ra quyết định tạm dừng lưu thông và thu hồi đối với số lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trà thảo mộc Vy&Tea (NSX 20-12-2018, HSD 20-12-2019) của tổ chức công bố, sản xuất là thành phẩm của Công ty Hà Vy. 

Cục ATTP đã giao Ban quản lý ATTP TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh và các Chi cục ATTP các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để giám sát việc dừng lưu thông sản phẩm nêu trên trên địa bàn.

Chất Sibutramine tạo cảm giác no và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ; Phenolphtalenin có nguy cơ gây ung thư và cũng có thể gây suy tim sung huyết hoặc đột quỵ với bệnh nhân có tiền sử bệnh động mạch vành. 

Đây là hai chất nguy hiểm, nhưng trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea sản xuất từ tháng 12-2018 đã lưu thông trên thị trường, liệu có bao nhiêu người tiêu dùng sử dụng? 

Trên mạng xã hội, trà này quảng cáo rùm beng, đặc biệt quảng cáo là một loại trà thảo mộc giảm cân “được chứng minh hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng”.

Tháng 6-2018, Cục ATTP đã phải ra thông báo đến Chi cục ATTP các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc thông tin tuyền truyền để người tiêu dùng biết không sử dụng sản phẩm chưa đăng ký bản công bố của thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm cân họ Nguyễn new. Đồng thời cũng tiến hành thu hồi lô hàng này. 

Cách đây không lâu, Cục ATTP cũng thông báo về việc không cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP cho sản phẩm giảm cân Đông y Hoàng Dung. Sản phẩm này đã dùng giấy công bố dỏm, tung quảng cáo giảm câm siêu tốc trên mạng để thu hút người tiêu dùng.

Giảm cân để tránh béo phì là nhu cầu chính đáng của nhiều người, tuy nhiên giảm cân phải dựa trên căn cứ khoa học, không nên tin quảng cáo thổi phồng công dụng giảm cân một cách siêu tốc, đặc biệt không mua các loại thực phẩm chức năng, trà giảm cân không rõ nguồn gốc, nhập lậu, chưa được cấp phép để tránh tiền mất, tật mang.

Trần Hằng

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

Từ năm 2023 đến khi bị bắt, những kẻ phạm tội đã câu kết với nhau thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo lập, thu thập và mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành, Thanh Hóa và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho người khác, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Ngày 5/1, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 6 bánh heroin và 12 nghìn viên ma túy tổng hợp.

Chiều 6/1, đoàn xe đón đội tuyển bóng đá Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, sau đó di chuyển qua nhiều tuyến phố, rất đông người hâm mộ đón chào thầy trò HLV Kim Sang Sik. Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh trật tự và TTATGT cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.

Năm 2025, các ngân hàng và các chuyên gia kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang do quá trình hạ lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu và sẽ tiếp diễn; mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp, tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa.

Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam 10 đối tượng trong một đường dây tội phạm. Các đối tượng không chỉ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, mà còn tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức cá cược bóng đá, ghi số lô đề với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Đêm 5/1, sau khi trận bóng đá chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 với chiến thắng thuyết phục của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan và lên ngôi vô địch, hàng chục vạn người Hải Phòng đã xuống đường ăn mừng. Tuy nhiên có một bộ phận quá khích gây ảnh hưởng đến ANTT, TTATGT đã bị lượng Công an kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文