Vẫn còn nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm
- Kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm dịp Tết Tân Sửu
- Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm Tết
Theo Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học bước đầu đã có kiểm soát nhưng nguy cơ vẫn còn cao. Đặc biệt, tình trạng ngộ độc rượu do Methanol diễn biến phức tạp, làm tăng số ca tử vong trong năm 2020.
Một cơ sở sản xuất bánh trung thu ở quận Tây Hồ (Hà Nội) người sản xuất không đeo găng tay khi chế biến thực phẩm. |
Tình trạng nhiễm vi sinh trong giết mổ gia súc, gia cầm và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn còn cao. Qua báo cáo của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, năm 2020 Cục lấy mẫu thịt lợn, thịt gà tại 19 cơ sở giết mổ và 19 cơ sở kinh doanh thịt lợn, thịt gà ở Hà Nội, Hà Nam, TP Hồ Chí Minh và Long An, đã phát hiện tỷ lệ mẫu thịt lợn, thịt gà tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh không đạt yêu cầu với chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật còn cao (26,31%).
Tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh vật tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh tại Hà Nội, Hà Nam chiếm tỷ lệ rất cao (54,54%, tương ứng với 98 trong tổng số 180 lượt mẫu) không đạt yêu cầu đối với chỉ tiêu kiểm tra (gồm vi sinh vật tổng số, Salmonella, E.coli).
Vì vậy, mục tiêu của Tháng hành động năm nay nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu nhằm giảm thiểu số vụ ngộ độc do thực phẩm không an toàn gây ra.