Giám đốc Chương trình chống lao toàn cầu của WHO khen ngợi Việt Nam

18:33 30/07/2018

Việt Nam đang là nước đi đầu thế giới trong công tác phòng chống lao vì những chiến lược mới và phù hợp. Thế giới có 54% số ca mắc lao đa kháng thuốc được chữa khỏi, còn tỷ lệ này ở Việt Nam đã đạt hơn 70%. 


Nhằm thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp phòng và điều trị bệnh lao rất tích cực. Nhân dịp TS. Tereza Kasaeva, Giám đốc Chương trình chống lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có chuyến làm việc tại Việt Nam, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà về công tác phòng chống lao của Việt Nam, cũng như những hỗ trợ của WHO cho Việt Nam thời gian tới.

+  Thưa bà, chuyến tới Việt Nam lần này của các chuyên gia của WHO nhằm hướng tới điều gì?

TS. Tereza Kasaeva: Tổng Giám đốc WHO giao cho chúng tôi nhiệm vụ tới các nước thành viên để đánh giá tình hình mắc lao, từ đó giúp đỡ cho các quốc gia tăng cường hệ thống giám sát bệnh lao, hỗ trợ xây dựng hướng dẫn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu về lao... 

Chuyến công tác những ngày qua cho tôi thấy Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao còn cao, tuy nhiên, Việt Nam hiện có hệ thống phòng chống lao tốt, từ Trung ương tới tuyến cơ sở. Điều đó thể hiện cam kết cao từ cấp lãnh đạo Nhà nước cũng như Chương trình phòng chống lao Quốc gia của Việt Nam. Lao là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đứng số một trong số các bệnh truyền nhiễm trên thế giới, do đó, WHO muốn hỗ trợ để Việt Nam cải thiện hơn nữa công tác phòng chống lao thông qua các hỗ trợ về kỹ thuật. 

TS. Tereza Kasaeva

+ Bà nhận xét gì về công tác phòng chống lao của Việt Nam?

TS. Tereza Kasaeva: Với hệ thống phòng chống lao của Việt Nam tổ chức tốt, tôi tin các bạn sẽ triển khai thành công mục tiêu chấm dứt bệnh lao đã đề ra. Tuy nhiên, để làm được điều này, Việt Nam cần lưu ý đến việc hỗ trợ về mặt xã hội cho bệnh nhân lao, nhất là không để họ rơi vào khó khăn về mặt tài chính, chi phí quá lớn do bệnh lao gây ra.

Để sớm chấm dứt đại dịch lao, chúng ta không thể bằng lòng với những gì đã có, mà cần phải nỗ lực hơn, hướng tới cách tiếp cận mới, với sự tham gia các đơn vị liên quan một cách sâu rộng và toàn diện hơn, đặc biệt là sẽ ưu tiên hóa các lĩnh vực can thiệp trong phòng chống lao. Trong đó, chú ý hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương.

Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ tập trung vào những nội dung trọng tâm, như tăng cường hoạt động sàng lọc, phòng chống lao nhằm sớm chấm dứt bệnh lao thông qua các dịch vụ chẩn đoán có chất lượng cao cho mọi bệnh nhân lao. Làm được việc này, sẽ bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất. Việt Nam cần sự hợp tác liên ngành, đa ngành, thể hiện sự cam kết của các cấp lãnh đạo như trong Tuyên bố Moscow.

+ Theo bà, Việt Nam cần phải tập trung vào những nhiệm vụ gì để sớm đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030?

TS. Tereza Kasaeva: Hệ thống phòng chống lao ở Việt Nam đang tổ chức tốt, từ việc điều trị đến công tác chăm sóc cho bệnh nhân lao. Để tiếp tục duy trì điều này, trước hết phải có biện pháp phòng ngừa, tiếp đó phải có biện pháp hỗ trợ cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương, người nghèo, thanh niên ít được tiếp cận dịch vụ sàng lọc lao, người suy dinh dưỡng. Cần phải lồng ghép hỗ trợ xã hội cho các đối tượng này.

Tầm soát để phát hiện sớm bệnh lao ở Thanh Hóa

Đặc biệt, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao để họ biết bệnh lao là gì, từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh. 

Thực tế hiện nay có tới 1/3 dân số trên thế giới có vi khuẩn lao trong cơ thể, nên người dân cần được biết các kiến thức để bảo vệ bản thân và cộng đồng, không cho vi khuẩn lao phát triển thành bệnh. Việt Nam cũng nên tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng qua các chương trình xã hội như “Chạy vì sức khỏe” mà các bạn đã tổ chức. 

Bên cạnh đó, cần bảo đảm nguồn tài chính lâu dài và bền vững, sự hợp tác đa ngành trong công tác phòng chống lao. Việt Nam đã là nước đi tiên phong trong lĩnh vực này nên tôi tin tưởng chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

+ Cám ơn bà đã chia sẻ!


Mỗi năm, Việt Nam có thêm 130.000 người mắc bệnh lao với khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc cùng 17.000 người chết vì bệnh lao. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, số người mắc bệnh lao đang giảm 5-6%/năm, số tử vong vì lao cũng giảm nhanh hơn. Trong 2 năm 2015-2016, cả nước đã giảm 3.000 người chết vì lao, do bệnh nhân được chủ động phát hiện sớm nhiều hơn.

Việt Nam có kết quả điều trị bệnh lao tốt, phát hiện sớm tất cả các thể lao, cung cấp dịch vụ điều trị lao cho tất cả người bệnh sau chẩn đoán, điều trị lao tiềm ẩn. Hàng năm cả nước phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao, với tỷ lệ chữa khỏi trên 90% số mắc mới. 98% gia đình có người mắc lao sẽ không phải đối diện với chi phí thảm họa như trước.

Chương trình chống lao Quốc gia duy trì công tác phòng chống lao tại 100% quận huyện, xã phường và 100% dân số được tiếp cận chương trình chống lao.

Ngoài 46/63 tỉnh, thành đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Chương trình chống lao đã phối hợp với các đối tác triển khai phát triển mạng lưới như Bộ Công an, Cục phòng chống HIV/AIDS, WHO, các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tỉnh và nhiều đối tác khác.

Thanh Hằng

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文