Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch và điều trị COVID-19

16:47 19/11/2020
Ngày 18/11, Diễn đàn các xu hướng y tế tương lai 2020 do Trường Đại học Quốc gia Singapore tổ chức với sự tham dự của các diễn giả và đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Bangladesh …và Việt Nam.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban Điều trị COVID-19, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến và chia sẻ những kinh nghiệm phòng chống dịch, điều trị COVID-19 của Việt Nam. 

GS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ về các bài học kinh nghiệm tạo nên sự thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch, điều trị COVID-19 và định hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới của Bộ Y tế Việt Nam.

Các nội dung này phù hợp với 2 chủ đề chính của Diễn đàn là “Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hệ thống y tế” và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (y tế số)”, như tư vấn từ xa (tele-consult), giám sát từ xa (tele-monitoring), cung ứng thuốc (drug delivery), nhằm tăng hiệu suất (efficiency) và giảm chi phí cho hệ thống y tế.

Tính đến ngày 18/11, Việt Nam ghi nhận 1.300 ca mắc COVID-19 và 35 ca tử vong, 1.124 người điều trị khỏi. Việt Nam cũng đã hơn 60 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.

Sự thành công bước đầu và tích cực của Việt Nam trong phòng chống, điều trị và kiểm soát dịch bệnh như trên nhờ sự nỗ lực không ngừng của tất cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân và các đối tác, được PGS.TS. Lương Ngọc Khuê chia sẻ với 10 bài học từ Việt Nam.

Đó là sự vào cuộc sớm và quyết liệt của các hệ thống chính trị, bộ ngành, sự đồng lòng của người dân – Thiết lập hệ thống chỉ đạo xuyên suốt. Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với các tình huống cấp độ dịch bệnh. Tổ chức phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc, điều trị - Quản lý thông tin báo cáo ca bệnh. Cập nhật thường xuyên các hướng dẫn chuyên môn; xây dựng các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị điều trị COVID. 

Thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở khám chữa bệnh; đánh giá thực trạng nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn. Thành lập đội cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương. Thành lập Trung tâm Trực tuyến hỗ trợ điều trị COVID-19. Theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên thực hiện tiêu chí chất lượng bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19.

Các chia sẻ, bài học và định hướng của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực Châu Á.


Trần Hằng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文