Phương án xử lý 3 ổ dịch tại TP Hồ Chí Minh

14:30 06/06/2021
Đã 20 ngày tính tới ngày 5/6, TP Hồ Chí Minh ghi nhận đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. 

Hơn 400.000 mẫu COVID-19 đã được tầm soát

Kể từ ca nhiễm cộng đồng đầu tiên được Bộ Y tế công bố vào ngày 29/4 (BN 2910 cư trú tại tỉnh Hà Nam), TP Hồ Chí Minh đã trải qua hơn nửa tháng bình yên trước khi phải đối mặt với đợt bùng phát dịch nguy hiểm, phức tạp nhất từ trước tới nay. 

Tính từ ngày 18/5 đến hết ngày 5/6, TP Hồ Chí Minh ghi nhận với 630 bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo số liệu từ Bộ Y tế công bố, gấp nhiều lần so với tổng các ca nhiễm cộng đồng từ 3 đợt dịch trước.

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 bùng phát trong đợt này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, trong địa bàn thành phố xuất hiện lần lượt 3 chuỗi ca bệnh. Trong đó, chuỗi sau phức tạp, khó kiểm soát hơn chuỗi trước. 

Chuỗi lây nhiễm đầu tiên được phát hiện vào ngày 18/5. Đây là 2 ca bệnh mới xuất phát từ một công ty kiểm toán ở quận 3, một người cư trú tại TP Thủ Đức, người còn lại tại quận 7. Từ ổ dịch này, HCDC đã khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho hơn 10.000 người để đánh giá nguy cơ. Chuỗi lây nhiễm này hiện đã được kiểm soát hoàn toàn với 2 ca bệnh.

Chuỗi thứ 2 xuất phát từ quán bánh canh O Thanh ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3. Được phát hiện vào ngày 20/5. Tính đến nay, chuỗi lây nhiễm này đã có 7 ca bệnh gồm 5 người trong gia đình của bà chủ quán bánh canh (BN 4780), 2 trường hợp còn lại là F1 của BN 4781 (con gái bà chủ). 

Ngay sau khi phát hiện các ca bệnh, HCDC đã khoanh vùng dập dịch với 174 người tiếp xúc gần, 835 người tiếp xúc khác, mở rộng xét nghiệm cho trên 1000 người. Trong đó, 2 ca nhiễm mới nhất được xác định vào ngày 2/6, sau gần 2 tuần cách ly mới phát hiện triệu chứng bệnh và xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. 

Mặc dù ngành y tế thành phố chưa xác định chính xác nguồn gốc của chuỗi lây nhiễm này nhưng đến nay, tình hình lây nhiễm tại quán bánh canh đã được kiểm soát. Riêng BN 5463 - con gái bà chủ quán bánh canh đã tử vong tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vào ngày 2/6 trên bệnh nền suy thận mạn giai đoạn cuối. 
 
Từ chính quyền tới cơ quan ban ngành và từng người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phối hợp truy vết tìm cách dịệt nguồn lây COVID-19

Chuỗi thứ 3 là ổ dịch liên quan nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (hẻm 415 đường Nguyễn Văn Công, Q.GòVấp), được phát hiện vào tối ngày 26/5. Việc sinh hoạt của nhóm trong một không gian kín, không đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch dẫn đến việc lây lan nhanh trong cộng đồng. Và chỉ trong hơn 10 ngày từ 27/5 tới nay, số bệnh nhân nghi nhiễm liên quan đến nhóm đã xuất hiện ở 21/22 quận huyện, lây lan với 354 người lây nhiễm. Đặc biệt có nhiều ca là F2, F3 bị lây nhiễm.

Từ hàng chục ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày liên quan đến ổ dịch này, nhiều khu dân cư, tòa nhà, trường học, quán ăn, công ty đã trở thành ổ dịch nhỏ liên quan đến nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Ổ dịch cũng đã lây lan cho 7 địa phương khác với 19 ca nhiễm, trong đó Long An (10), Bình Dương (3), Trà Vinh (2), Đắk Lắk (1), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1) và Bạc Liêu (1).

TP Hồ Chí Minh có thể xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc trong cộng đồng 

Ngành y tế thành phố nhận định, 2 chuỗi lây nhiễm ở trong công ty quận 3 và tại quán bánh canh quận 3 đã giới hạn số ca mắc và hiện không phát hiện thêm người nhiễm từ các chuỗi này. Riêng chuỗi lây nhiễm liên quan nhóm Hội truyền giáo Phục Hưng có mức độ lây lan mạnh do các đặc thù sinh hoạt và điều kiện làm việc của các F0, F1, F2. 

Liên tục từ 26/5, ngành y tế thành phố dồn toàn lực cho việc truy vết, khoanh vùng, để tìm ra các ca lây nhiễm mới. Việc truy vết làm khẩn trương đa số được thực hiện thâu đêm. Tính tới ngày 6/6, TP ghi nhận thêm 10 trường hợp nghi nhiễm. Nâng tổng số ca được phát hiện là 630 bệnh nhân (đã được Bộ Y tế công bố), trong đó 268 ca được điều trị khỏi; 361 ca đang điều trị. 

Tính từ 26/5, TP ghi nhận 354 trường hợp nhiễm có liên quan đến chuỗi lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng. Tính đến hết ngày 5/6, đã lấy được 410.310 mẫu xét nghiệm, trong đó 5.593 tiếp xúc gần, 404.717 tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm. 

Tuy nhiên, HCDC cũng nhận định, trong thời gian tới, thành phố có thể xuất hiện những ca bệnh không rõ nguồn gốc trong cộng đồng do dịch bệnh đã âm thầm lây lan. Cụ thể vào tối 3/6, TP Hồ Chí Minh phát hiện thêm 2 ca nhiễm mới nhưng chưa xác minh được nguồn lây là một nhân viên y tế tại BV Đa khoa Nam Sài Gòn và 1 nhân viên cư ngụ TP Thủ Đức, đi khám tại BV Đức Khang (quận 5).

 Vì vậy người dân tuyệt đối không được chủ quan, luôn tuân thủ biện pháp phòng dịch bệnh theo 5K. Ngành y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh với 5000 bệnh nhân, tập trung mọi nguồn lực nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm tại nhóm Hội truyền giáo Phục Hưng.

H.Nga

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文