Khoảng 5.200 cơ sở y tế vẫn thải "bẩn" ra môi trường

15:40 30/03/2017
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, trong số 13.000 cơ sở y tế của cả nước hiện mới có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn, trong đó, có nhiều BV tuyến trung ương và tuyến tỉnh.


Như vậy, còn 40% (tức là khoảng 5.200 cơ sở y tế) vẫn xả nước thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường, là nguồn lây nhiễm bệnh tật, là vấn đề hết sức cấp bách cần được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả xử lý nước thải y tế chưa đạt mục tiêu Đề án, do thiếu kinh phí đầu tư. Hiện còn khoảng 400 BV cần đầu tư mới hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế. 

Các BV đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế thì công tác vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng cũng gặp khó khăn do thiếu kinh phí vận hành và thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật phù hợp để quản lý, vận hành công trình xử lý nước thải y tế, dẫn đến hiệu quả xử lý nước thải y tế không ổn định và tuổi thọ công trình không cao.

Có khoảng 60% cơ sở có hệ thống xử lý nước thải y tế đảm bảo quy chuẩn

Được biết, chi phí đầu tư trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/100m3. Phần lớn BV tuyến tỉnh, huyện, BV chuyên khoa đều do ngân sách nhà nước cấp kinh phí, nên nếu không có quy định cụ thể về nguồn vốn và cơ chế chi trả cho hoạt động xử lý nước thải y tế sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trong bối cảnh này, Chính phủ đã chủ trương tăng cường xã hội hóa trong xử lý nước thải y tế. Cho phép Bộ Y tế xây dựng cơ chế chính sách đặc thù về xử lý chất thải y tế để bảo đảm đạt mục tiêu về xử lý chất thải y tế, đồng thơi, huy động các thành phần xã hội tham gia vào xử lý nước thải y tế, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn.

Thanh Hằng

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文