An toàn tiêm chủng và xử lý sự cố sau tiêm phải đặt lên hàng đầu

09:25 05/12/2021

Việt Nam đã tiêm gần 127 triệu mũi vaccine, hiệu quả của vaccine đã đem lại rõ rệt khi giảm mạnh ca bệnh nặng và giảm tử vong. Song, an toàn tiêm chủng luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu và được người dân đặc biệt quan tâm. Ngày 4/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến tăng cường công tác an toàn tiêm chủng với 700 điểm cầu trên cả nước, có sự tham gia của các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Sự việc 4 công nhân ở Thanh Hóa tử vong sau khi tiêm vaccine Vero Cell và hàng loạt công nhân phải nhập viện; 3 học sinh ở Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Phước tử vong và hơn 100 học sinh ở Thanh Hóa phải nhập viện sau tiêm vaccine phòng COVID-19 đã khiến không ít phụ huynh, học sinh và người dân quan tâm, lo lắng.

Việt Nam đã tiêm gần 127 triệu mũi vaccine, hiệu quả của vaccine đã đem lại rõ rệt khi giảm mạnh ca bệnh nặng và giảm tử vong. Song, an toàn tiêm chủng luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu và được người dân đặc biệt quan tâm. Ngày 4/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến tăng cường công tác an toàn tiêm chủng với 700 điểm cầu trên cả nước, có sự tham gia của các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Hướng dẫn xử trí sốc phản vệ

Tại buổi tập huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhắc lại những "sự cố đau thương" xảy ra gần đây, đó là 4 công nhân ở Thanh Hoá bị sốc phản vệ sau tiêm; hay 3 trẻ em ở Hà Nội, Bắc Giang và Bình Phước tử vong sau tiêm vaccine COVID-19. Đây là những sự cố phản ứng nặng sau tiêm. Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh, bên cạnh việc phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sốc phản vệ và các biện pháp cấp cứu tại các cơ sở tiêm chủng, hội nghị là dịp để các đơn vị y tế củng cố kiến thức, tăng cường thêm năng lực, kỹ năng, tổ chức hệ thống cấp cứu, xử trí để giảm tối đa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra như sốc phản vệ, viêm cơ tim…

sự cố tiêm vx thanh hóa.jpg -0
Công nhân ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa nhập viện cấp cứu sau tiêm vaccine.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, tính tới 4/12, Việt Nam đã tiêm gần 127 triệu liều vaccine COVID-19, tỷ lệ bao phủ mũi 1 là 93% cho người từ 18 tuổi trở lên, mũi 2 là hơn 70%. Việt Nam cũng đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi và có kế hoạch, hướng dẫn tiêm mũi tăng cường (mũi 3) cho một số nhóm đối tượng được khuyến cáo.

Để đảm bảo mục tiêu cao nhất là an toàn tiêm chủng, từ khi chuẩn bị tiếp nhận những lô vaccine đầu tiên tới nay, Bộ Y tế và ngành Y tế liên tục tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn an toàn tiêm chủng cho toàn tuyến với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về vaccine, cấp cứu, hồi sức, tim mạch... Từ tháng 3/2021 đến nay, Bộ Y tế có 5 lần cập nhật, sửa đổi hướng dẫn sàng lọc trước tiêm, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng; tổ chức 4 hội nghị an toàn tiêm chủng, có sự hướng dẫn kịp thời từ các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước đến tận điểm tiêm. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn từ tuyến huyện đến tuyến xã về khám sàng lọc, xử trí sau khi tiêm. "Khi có sự cố trong tiêm chủng xảy ra ở bất kỳ cấp độ nào, hội đồng chuyên môn y tế các cấp đã họp, đánh giá, đưa ra những kết luận kịp thời", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Tại hội nghị, các chuyên gia về hồi sức cấp cứu, tim mạch của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai… chia sẻ và hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho đối tượng người lớn và trẻ em, dự phòng phản vệ, hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ, chuyển tuyến và điều trị đối với trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng. Các chuyên gia cũng chia sẻ, hướng dẫn về sốc phản vệ, hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối, viêm cơ tim… cho các bác sĩ tuyến cơ sở ở 700 điểm cầu.

Đặc biệt, hội nghị được nghe những chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia WHO Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương trong việc xử trí sốc phản vệ, ngất do phản xạ thần kinh phế vị cũng như các vấn đề liên quan điều tra chùm ca biến cố bất lợi sau tiêm chủng. Theo chuyên gia của WHO, sốc phản vệ thường xảy ra từ 5-30 phút sau tiêm, nhưng hơn 90% phản vệ xảy ra trong vòng 30 phút khi đưa vaccine vào cơ thể. Sốc phản vệ thường xảy ra đơn lẻ và rất hiếm gặp xảy ra nhiều người cùng lúc. Đây là những lưu ý để chẩn đoán và xử trí cấp cứu. Có bệnh nhân chưa tiêm xong đã ngất do phản xạ thần kinh phế vị - thường xảy ra tập thể hơn đơn lẻ - vì vậy đánh giá về triệu chứng trên da và niêm mạc rất quan trọng.

Tiêm vaccine và 5K là biện pháp hiệu quả nhất

TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hiện số ca mắc COVID-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron khiến chúng ta càng quan ngại và lo lắng hơn. Năm công cụ hiệu quả để kiểm soát dịch COVID-19 gồm: Vaccine; các biện pháp y tế công cộng - xã hội (như 5K của Việt Nam); quản lý ca bệnh, quy trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân; giám sát và kiểm soát đường biên giới.

Theo ông Kidong Park, trong số các công cụ này, bao phủ vaccine ở các quần thể dân số phù hợp được coi là biện pháp có thể tạo ra sự thay đổi toàn bộ cục diện. Cùng với các biện pháp 5K , đây là biện pháp hiệu quả nhất cứu sống con người trong đại dịch."Vaccine là công cụ quan trọng nhất để vượt qua sự lo lắng này", TS Kidong Park nói.

Ông Kidong Park cũng cho rằng, Việt Nam đã gia tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các quần thể dân số phù hợp. Ông nhấn mạnh: "Cùng với tăng tốc độ, điều quan trọng là đảm bảo an toàn tiêm chủng. Chúng tôi cam kết tăng cường hệ thống quản lý các biến cố bất lợi sau tiêm chủng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với Việt Nam để đảm bảo chương trình tiêm vaccine COVID-19 được thực hiện thành công".

Trần Hằng

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

Ngày 23/5, Viện KSND tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can: Võ Văn Phượng (SN 1958, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) về hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Nguyễn Văn Trận (SN 1980, cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai); Nguyễn Thanh Lẹ (SN 1967, cựu Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Giá Rai, nay là thị xã Giá Rai) cùng về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.