Cả nước thêm 46.880 ca COVID-19, Hà Nội gần 5.500 F0

18:07 21/02/2022

Ngày 21/2, cả nước ghi nhận 46.880 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 46.861 ca ghi nhận trong nước (giảm 331 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 32.975 ca trong cộng đồng).

 Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (5.477), Bắc Ninh (2.582), Phú Thọ (1.908), Quảng Ninh (1.898), Thái Nguyên (1.862), Hải Dương (1.815), Hòa Bình (1.782), Vĩnh Phúc (1.734), Nam Định (1.715), Hải Phòng (1.707), Ninh Bình (1.684), Bắc Giang (1.622), Nghệ An (1.419), Yên Bái (1.280), Thanh Hóa (1.257), Lào Cai (1.181), Thái Bình (1.103), Đà Nẵng (907), Sơn La (860), Bình Định (842), Quảng Nam (842), Tuyên Quang (833), Hưng Yên (799), TP. Hồ Chí Minh (797), Quảng Bình (778), Đắk Lắk (720), Lạng Sơn (699), Hà Tĩnh (689), Khánh Hòa (596), Lâm Đồng (477), Cao Bằng (474), Phú Yên (472), Điện Biên (438), Bà Rịa - Vũng Tàu (376), Bình Phước (365), Hà Nam (329), Đắk Nông (318), Quảng Trị (313), Thừa Thiên Huế (245), Bình Dương (224), Lai Châu (214), Cà Mau (204), Kon Tum (152), Hà Giang (151), Bắc Kạn (122), Quảng Ngãi (118), Bình Thuận (98), Kiên Giang (76), Tây Ninh (63), Đồng Tháp (49), Bến Tre (41), Trà Vinh (38), Bạc Liêu (33), Cần Thơ (14), Long An (13), Vĩnh Long (12), Ninh Thuận (12), Sóc Trăng (11), Đồng Nai (8 ), Tiền Giang (6), An Giang (4), Hậu Giang (3).

 Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (-605), Gia Lai (-286), Lào Cai (-179).

 Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+499), Hà Nội (+375), Bắc Ninh (+222).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 40.164 ca/ngày.

Tính đến nay Việt Nam có 2.834.373 ca nhiễm COVID-19, riêng đợt dịch thứ 4 là 2.827.112 ca, trong đó có 2.291.852 F0 đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (520.790), Bình Dương (294.139), Hà Nội (203.821), Đồng Nai (100.537), Tây Ninh (89.115).

Hôm nay cả nước có 13.235 ca F0 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số người được điều trị khỏi lên 2.294.669 ca.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.145 ca. Trong 24 giờ qua, ghi nhận 104 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (2 ca, trong đó 1 ca từ Quảng Ngãi chuyển đến), Hà Nội (35 ca trong 2 ngày), An Giang (5 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (4), Quảng Bình (4), Quảng Nam (4 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (4), Bình Định (3), Đà Nẵng (3), Đắk Lắk (3), Hải Dương (3 ca trong 2 ngày), Lâm Đồng (3), Nam Định (3), Thái Nguyên (3), Đắk Nông (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Hà Nam (2 ca trong 2 ngày), Hải Phòng (2), Ninh Bình (2), Sóc Trăng (2), Trà Vinh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Lào Cai (1), Phú Thọ (1), Phú Yên (1), Quảng Ngãi (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 81 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.605 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.

Trong ngày 20/2 có 294.753 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 191.667.067 liều, trong đó:

 Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.905.728 liều: Mũi 1 là 70.875.480 liều; Mũi 2 là 67.285.487 liều; Mũi 3 là 1.444.496 liều; Mũi bổ sung là 13.400.975 liều; Mũi nhắc lại là 21.899.290 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.761.339 liều: Mũi 1 là 8.610.021 liều; Mũi 2 là 8.151.318 liều.

Ngày 21/2, Bộ Y tế ban hành Công văn số 762/BYT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.

Bộ Y tế tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Trần Hằng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文