Các biện pháp chống dịch COVID-19 có được điều chỉnh trong năm 2023?

06:49 27/03/2023

Theo Bộ Y tế, đến nay trên cả nước chỉ còn 1 ca COVID-19 nặng phải điều trị, hơn 3 tháng qua không có ca tử vong, các ca mắc mới còn rất thấp, trên dưới 10 ca/ngày (trong 7 ngày qua cả nước ghi nhận 83 ca mắc COVID-19). Dịch COVID-19 trong năm 2023 sẽ diễn biến ra sao? Việt Nam có đưa COVID-19 là bệnh cúm mùa và các biện pháp phòng dịch liệu có điều chỉnh hay không?

Vừa qua, có thông tin đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023, Việt Nam có điều chỉnh biện pháp chống dịch hay không? Theo Bộ Y tế, đến nay thế giới ghi nhận trên 682 triệu ca mắc COVID-19, hơn 6,8 triệu người tử vong. Thống kê từ ngày 13/2 đến 12/3, thế giới ghi nhận gần 4,1 triệu ca mắc mới với 28 nghìn ca tử vong. Số mắc mới tại khu vực Tây Thái Bình Dương giảm mạnh nhất (68%) so với 28 ngày trước đó.

Dịch COVID-19 diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp chống dịch sẽ kịp thời được điều chỉnh.

Trước đó, vào cuối tháng 1 vừa qua, WHO vẫn tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Mới đây, ngày 17/3, WHO vẫn cho rằng cần tiếp tục đánh giá xem virus SARS-CoV-2 có tiếp tục biến đổi hay không và vẫn khuyến cáo tiếp tục triển khai tiêm vaccine tới từng người dân, nhất là ở các nước kém phát triển.

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, tính đến nay cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu người mắc COVID-19, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92%) và 43.100 ca tử vong (0,37%). Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 1.900 ca mắc, dịch có xu hướng giảm, đặc biệt tỉ lệ tử vong giảm mạnh, năm 2023 chưa ghi nhận ca tử vong.

“Tuy nhiên, nước ta vẫn ghi nhận rải rác các trường hợp mắc mới COVID-19, thế giới tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát. Bộ Y tế đã xây dựng “Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

Vậy, chủ trương phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới của Việt Nam ra sao? Theo Bộ Y tế, Bộ vẫn tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.

Theo đại diện Bộ Y tế, tới đây Bộ sẽ tiếp tục thực hiện quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, bảo đảm hài hoà, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng, chống dịch với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao. Đồng thời, vẫn tiếp tục đảm bảo công tác phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp các ca mắc COVID-19 tăng cao; đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu và tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới. Bộ Y tế luôn phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC Hoa Kỳ, các tổ chức quốc tế, cùng các chuyên gia, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đánh giá tình hình dịch COVID-19. “Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát được, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được kịp thời điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19 và bảo đảm sức khỏe người dân”, đại diện Bộ Y tế khẳng định.

Trần Hằng

Từ ngày 1/1/2025, khoảng 100.000 đơn vị trên cả nước chính thức thực hiện tổng kiểm kê tài sản công (TSC). Mục tiêu của việc kiểm kê là để nắm được thực trạng  TSC về mặt số lượng, giá trị, cơ cấu, hiện trạng sử dụng..., làm cơ sở để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng TSC.

Sau khi nhiều người dân tố cáo việc bị bà Nguyễn Thị Kim T (SN 1982, ngụ phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên đến 300 tỷ đồng, ngày 14/2/2023 Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc tiếp nhận đơn tố giác tội phạm liên quan đến bà T và tiến hành xác minh vụ việc…

Ngày 1/1, thông tin từ Công an quận Hải An (TP Hải Phòng) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một phụ nữ 65 tuổi cùng con trai 36 tuổi tử vong sau bữa ăn trưa.

Chiều 1/1/2025, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ của tổ công tác sử dụng camera nghiệp vụ để ghi hình người vi phạm giao thông, nhất là lỗi không tuân thủ đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ).

Ngày 1/1/2025, Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, vừa đột kích vào quán karaoke Nice (phường Tân Phú, TP Đồng Xoài), giải cứu nhiều cô gái. Trong đó, có những cô gái chỉ 13 - 15 tuổi bị "sập bẫy" nợ, bị "giam lỏng" trong thời gian dài để buộc làm công việc không mong muốn.

Ngày 1/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thị Ngọc Ánh (SN 1998, ngụ xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người. Ánh là người dùng dao đâm bạn trai sống cùng mình tại phòng trọ, khiến nạn nhân tử vong.

Vào ngày 5/1 tới đây, Đội tuyển Bóng đá Việt Nam sẽ tham gia thi đấu trận chung kết ASEAN Cup lượt về ở Sân vận động Rajamangala (Bangkok, Thái Lan). Sự kiện này đã khiến vé máy bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đi Bangkok trở nên "sốt", giá vé tăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文