Cần tăng cường trị liệu tâm lý, tinh thần cho bệnh nhân COVID-19

17:00 20/09/2021

Qua khảo sát của Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức), có hơn 50% bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại bệnh viện bị rơi vào tình trạng rối loạn lo âu. Với những người nặng từng phải thở máy, tỷ lệ đó còn cao hơn tới hơn 66%. Bệnh nhân từng thở HFNC có tỷ lệ trầm cảm là 66,7%.

 

Vừa qua, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) của Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành khảo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại các khoa điều trị ở bệnh viện. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%. Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC có tỷ lệ trầm cảm là 66,7%.

Tương tự, những bệnh nhân từng thở ô-xy qua mặt nạ, hoặc thở máy cũng có tỷ lệ rối loạn lo âu cao, lên tới 66,7%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân hài lòng về mọi mặt trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Đồng thời, 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.

TS Trì Thị Minh Thúy đang trò chuyện với bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)

Trước nhu cầu thực tế đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã mời Nữ tu – Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy (chuyên gia trị liệu tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) đến khảo sát và tư vấn, hỗ trợ điều trị tâm lý cho các bệnh nhân COVID-19 tại đây.

Những ngày đầu đến bệnh viện, TS tâm lý Trì Thị Minh Thúy cảm nhận sự bất lực vì bệnh nhân nặng. Theo chia sẻ của nữ Tiến sĩ, ngành tâm lý có thể giúp khi bệnh nhân trao đổi, chia sẻ, nghe bệnh nhân giãi bày. Nhưng với bệnh nhân nặng, nằm máy thở không nói được thì quả thực chị không biết mình giúp được gì.

 Sau đó, TS Thúy có tiếp cận bệnh nhân khác tỉnh hơn thấy khá nhiều bệnh nhân có vấn đề lo lắng, hoảng loạn, trầm buồn. "Khi bị bệnh cần người thân trong gia đình chăm sóc nhưng những người ở đây hoàn toàn cách ly rất dễ rơi vào tình trạng trầm buồn, chán nản, chán ăn. Có những bệnh nhân không chịu nói gì. Tôi kiên nhẫn nói chuyện với họ, khơi gợi những gì cụ thể như cho ăn, matxa giúp bệnh nhân có dấu hiệu nói với mình để giao tiếp", TS Thúy cho hay. 

Theo BSCKII Trần Thanh Linh, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19, có bệnh nhân COVID-19 nguy kịch thoát khỏi "cửa tử", khi sức khỏe tiến triển tốt hơn họ lại sợ chết, thậm chí có bệnh nhân còn không dám ngủ vì sợ ngủ thì sẽ chết, không tỉnh lại được nữa. Nếu cứ không ngủ, bệnh nhân sẽ căng thẳng, suy sụp, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tâm lý, stress...Các bác sĩ phải động viên, khuyên giải bệnh nhân rằng: "Anh sống rồi, giờ đã khỏe rồi, không chết nữa, hãy ngủ đi, có ngủ thì mới có sức khỏe, mới hồi phực và về nhà được".

Để trấn an người bệnh, bác sĩ đã kết nối điện thoại về gia đình để người bệnh gặp người thân, trò chuyện với người thân, được người thân an ủi, động viên, người bệnh đã dần lấy lại bình tĩnh.

Bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kết nối điện thoại với người thân để được trò chuyện và được động viên từ gia đình, yên tâm tiếp tục điều trị.

Có lẽ mỗi bệnh nhân sau khi trở về từ cõi chết đều sẽ rất…hoảng loạn. Hơn ai hết, họ hiểu được cảm giác đứng giữa ranh giới sống và chết là như thế nào. Vì vậy, những cuộc gọi được các bác sỹ kết nối từ buồng bệnh giúp bệnh nhân được nói chuyện với người thân của họ chính là động lực, tiếp thêm sức mạnh để họ mau chóng bình phục trở về với gia đình, với người thân đang chờ. 

"Những lo âu, hoảng loạn, trầm buồn là vấn đề chính hiện nay cần hỗ trợ để giúp bệnh nhân vượt qua khó khăn. Điều này đòi hỏi phải có người kế bên đồng hành, lắng nghe và có những kỹ thuật tâm lý để giúp cho họ", TS Thúy nhấn mạnh.

Hy vọng, trong thời gian tới, nhiều chuyên gia tâm lý sẽ đến hỗ trợ sang chấn tâm lý cho những bệnh nhân COVID-19, giúp họ sớm hồi phục để trở về cuộc sống bình thường. 

Tr.Hằng

Thảm họa về ma túy quá khủng khiếp và nguy cơ hiện hữu về vấn nạn này luôn chực chờ cả bên trong và bên ngoài khu vực lãnh thổ Việt Nam. Dù đã có nhiều kết quả song công tác quản lý, giảm nguồn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn phần lớn do vướng cơ chế. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hơn nữa các cấp độ phòng, chống ma túy trong giai đoạn mới đặt ra hết sức cấp thiết.

Các điểm bầu cử nhỏ ở một số hạt thuộc bang Indiana và Kentucky là những nơi đầu tiên kết thúc bỏ phiếu trên toàn quốc vào 18h ngày 5/11 (giờ địa phương). Những kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ sớm xuất hiện.

Đằng sau thành công rực rỡ, các hoạt động của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Temu đang khiến giới chức châu Âu, Mỹ lo ngại. Và cuộc điều tra chính thức đã được mở ra ở châu Âu trong bối cảnh có nhiều báo cáo về việc trang web mua sắm của Trung Quốc vi phạm Đạo luật dịch vụ số.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hàng triệu cử tri Mỹ ngày 5/11 (giờ địa phương) đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ sở cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn ra vị tân Tổng thống để dẫn dắt đất nước trong 4 năm tới. Tâm điểm của mùa bầu cử năm nay, được đánh giá đầy kịch tính và khó đoán định khi cuộc chạy đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa ngày càng nóng.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文