Công tác phòng, chống COVID-19 ở Bình Dương được các nhà khoa học đánh giá cao

16:29 03/12/2021

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội thảo trực tuyến "Thích ứng an toàn, linh hoạt để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương".​

Chủ trị hội thảo là GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. 

Tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, với việc thay đổi chiến lược chống dịch từ "không có COVID-19" sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh", Bình Dương đã trở về trạng thái "bình thường mới" với những tín hiệu khả quan.

Quang cảnh buổi hội thảo"Thích ứng an toàn, linh hoạt để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương".

Tỉnh đã thực hiện nghiêm chiến lược xét nghiệm theo từng giai đoạn, diễn biến dịch để chủ động phát hiện, bóc tách F0 tại các khu vực nguy cơ cao và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Thực hiện xét nghiệm, tầm soát tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người nhằm kiểm soát và ngăn chặn chuỗi lây nhiễm mới. Lũy kế đến ngày 29/11/2021, toàn tỉnh đã triển khai tiêm 4.248.367 liều vaccine phòng COVID-19; tiêm được 206.383 liều cho đối tượng 12-17 tuổi và 16.836 liều đã tiêm cho người nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhằm mở cửa an toàn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau dịch, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thực hiện các phương án sản xuất phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.195 doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp (chiếm tỷ lệ 90,25%) với tổng số 401.768 lao động (chiếm 82,7%) đăng ký và hoạt động sản xuất theo mô hình "1 cung đường, 2 địa điểm", "3 tại chỗ", "3 xanh" và "3 tại chỗ linh hoạt". Ở lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là chăm lo các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Để đảm bảo nguồn lao động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, Bình Dương đã ban hành kế hoạch phối hợp thu hút, đón người lao động từ các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc; tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động thực hiện các bước theo quy định; phối hợp cùng với các tỉnh, thành phố thống nhất cơ chế phối hợp, hỗ trợ để người lao động trở lại, đến Bình Dương làm việc được thuận lợi.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục giữ vững ổn định. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, với hình thức phù hợp, hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh, góp phần quan trọng trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động ở Bình Dương.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, đánh giá các giải pháp của tỉnh Bình Dương là linh động, kịp thời, phù hợp với thực tiễn trong thời gian đã qua cũng như thích ứng và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh - Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Đại học Sydney, Australia cho rằng, Bình Dương cần tập trung vào vaccine, tiêm đúng, tiêm trúng và ưu tiên tiêm cho nhóm từ 50 tuổi trở lên, nhóm có bệnh nền; đồng thời lập kế hoạch tiêm nhắc lại, nhận chuyển giao công nghệ vaccine và dược phẩm.

Trong điều trị, xây dựng quy trình đơn giản, dễ thực hiện trên quy mô lớn; chuẩn bị đủ trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, năng lực xét nghiệm, tài chính y tế và cần có công cụ theo dõi kết nối hệ thống này. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực của y tế cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn đông người lao động; có chính sách thu hút nhân viên y tế giỏi về cơ sở.

Đối với giải pháp dự phòng cho biến thể mới, các đại biểu đề nghị Bình Dương cần cập nhật liên tục tình hình của biến thể Omicron để chuẩn bị kịch bản ứng phó; đồng thời xây dựng mạng lưới cơ sở đủ năng lực và hoạt động linh hoạt, nâng cao năng lực tự ứng cứu của người dân.

GS.TS.Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, Bình Dương là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, tỉnh cần đánh giá, xác định rõ những tác động trực tiếp đến mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tổng thể để có giải pháp điều chỉnh thật cụ thể và phù hợp.

Song song với đó, cần quan tâm sâu về vấn đề thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có các cơ chế, chính sách riêng để chiêu mộ nhân tài. Đồng thời tận dụng lợi thế sẵn có về thị trường và liên kết vùng; tiếp tục sâu sát với dân, “chung lưng đấu cật” với doanh nghiệp để phục hồi hiệu quả kinh tế.

Trong một diễn biến khác, TS Lê Đặng Trung - Tổng Giám đốc Công ty Real-Time Analytics cho rằng, chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh là một trong những vấn đề chủ chốt, tạo bước tiến mới cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của Bình Dương.

Cụ thể, khi mở cửa nền kinh tế và sống chung với dịch COVID-19, người dân sẽ được hỗ trợ về kiến thức, thông tin và liên hệ hỗ trợ y tế; giúp cán bộ cơ sở giảm tải công việc và tăng chất lượng phục vụ; các cơ quan quản lý thông tin điều hành được hiệu quả hơn. Tỉnh cần hướng đến xây dựng thành phố thông minh tương đương với việc thực hiện lên giai đoạn 5 của mô hình chính quyền số.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, Bình Dương đã bước qua đỉnh dịch, khó khăn vẫn còn chồng chất. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong tỉnh cùng chung tay tái cấu trúc nền kinh tế. Tỉnh đã, đang và se tận dụng tối đa mọi nguồn lực để đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành thương mại-dịch vụ và kinh tế số; chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động và năng lực cạnh tranh là những vấn đề cần hướng tới nhằm khắc phục và phát triển kinh tế-xã hội một cách hiệu quả, an toàn với dịch bệnh.

Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, cấp bách, Bình Dương sẽ triển khai các nhóm giải pháp dài hạn để phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế một cách bền vững; tăng cường chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh; triển khai nhanh các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến và giải pháp của Bình Dương trong thời gian qua. Thông qua các nội dung trao đổi tại hội thảo, ông mong muốn Bình Dương sẽ tìm ra hướng đi phù hợp mới để thích ứng an toàn với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế. Từ đó, giữ vững nền tảng phát triển của mình, tiếp tục đóng vai trò quan trọng tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

B.Dương

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lam, đặc biệt là đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác đấu tranh, tham mưu chính quyền địa phương các cấp siết chặt quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn.

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文