Công tác quản lý và sử dụng thuốc tại TP Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập

05:46 29/05/2024

Ngày 28/5, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân (VH-XH HĐND) TP Hồ Chí Minh đã thông tin về dự thảo báo cáo kết quả khảo sát về công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB), cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố.

Hiện TP Hồ Chí Minh có 43 nhà máy sản xuất dược phẩm, chiếm khoảng 15% tổng số nhà máy trong cả nước. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở điều trị và cung cấp thuốc cho bệnh nhân: 129 bệnh viện (BV), 22 trung tâm y tế, 310 trạm y tế, 8.044 phòng khám tư nhân.

Ban Văn hóa Xã hội - HĐND TP Hồ Chí Minh khảo sát công tác quản lý và sử dụng thuốc tại một số bệnh viện và nhà thuốc.

Để đáp ứng nhu cầu về sử dụng thuốc của người dân thành phố, hiện nay thành phố có 43 cơ sở sản xuất thuốc, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế; 1.512 cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu; 8.412 nhà thuốc, kệ thuốc; 357 cơ sở bản lẻ thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu; 430 khoa Dược BV và trạm y tế, được phân bố chủ yếu ở địa bàn quận 5, quận 11, quận 6, huyện Bình Chánh và huyện Hóc Môn.

Từ ngày 19/4 - 7/5/2024, Ban VH-XH HĐND thành phố đã tổ chức khảo sát tại 7 cơ sở kinh doanh, phòng khám và 13 đơn vị. Qua đó, Ban đã có một số ghi nhận đáng lưu ý.

Một số cơ sở bán buôn thuốc chưa đảm bảo điều kiện bảo quản, kinh doanh thuốc không đúng phạm vi được cấp phép; tình trạng dược sĩ phụ trách chuyên môn vắng mặt, bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc còn phổ biến. Việc xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chưa thống nhất và có sự kết nối giữa sở, ngành và địa phương…

Hiện nay các đơn vị không được hỗ trợ chi phí cho hội đồng đấu thầu thuốc, kỹ năng, kiến thức đấu thầu mua sắm thuốc của một số cán bộ còn hạn chế. Các trung tâm y tế gặp khó khăn trong thực hiện các gói thầu riêng lẻ để cung ứng thuốc, vì nhu cầu thuốc ít…

Việc tra cứu thông tin thuốc, tra cứu giá kê khai/kê khai lại trên trang web của Cục Quản lý dược chưa được cập nhật kịp thời và đầy đủ. Một số thuốc hiếm sử dụng trong cấp cứu, giải độc không được cung cấp kịp thời (BV không dám mua vì giá thành cao và ít sử dụng đến). Tình trạng gián đoạn trong cung ứng thuốc, vaccine thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng còn xảy ra. Người dân phải đi lại nhiều lần để lấy thuốc, trẻ em chưa được tiêm chủng kịp thời.

Một số hoạt chất mới không được cập nhật kịp thời vào danh mục BHYT, gây khó khăn cho người bệnh (phải tự chi trả 100%). Danh mục thuốc tại các trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là tại các địa phương đi lại khó khăn (như xã đảo Thạnh An - huyện Cần Giờ)…

Từ năm 2022-2023, Sở Y tế thành phố đã thanh tra, kiểm tra tổng cộng 261 cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc, khoa Dược của các cơ sở KCB. Sở đã phát hiện 117 cơ sở vi phạm, xử phạt tổng cộng hơn 3,2 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 4 cơ sở, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 9 cơ sở…

Trong năm 2023, Cục Quản lý thị trường thành phố cũng đã kiểm tra và xử lý 279 vụ vi phạm, với tang vật vi phạm là gần 365 ngàn đơn vị sản phẩm (viên, vỉ, hộp) dược phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, trị giá hàng hóa vi phạm 14,87 tỷ đồng. Phạt thu nộp ngân sách 5,74 tỷ đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Nhiều mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng giả hiện nay khi phát hiện, bắt giữ phải được giám định trước khi xử lý, nhưng một số sản phẩm không có mẫu hàng thật do nhiều mặt hàng không lưu hành ở Việt Nam hoặc không có đại diện sở hữu. Điều này dẫn đến việc cơ quan chức năng không thể xử lý hình sự mà phải chuyển sang xử lý hành chính nên không đủ mang tính răn đe đối với những đối tượng vi phạm. Việc lấy mẫu thuốc, thực phẩm chức năng ở các cơ sở bán lẻ gặp nhiều khó khăn do cơ sở không hợp tác cung cấp mẫu.

Phú Lữ

Mới đây, các nhà đàm phán của phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas đã tái khẳng định việc sẵn sàng thực thi thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với Israel ở Dải Gaza dựa trên đề xuất của Mỹ mà không cần bất kỳ một điều kiện mới nào.

Chung cư tăng giá, cùng với nhiều yếu tố tác động khác đến thị trường bất động sản khiến nhà đất thổ cư trong các con ngõ nhỏ, giá cũng đang tăng nhanh. Theo khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường thì hiện nay, tại Hà Nội việc tìm kiếm những căn nhà trong ngõ với mức giá 3 - 4 tỷ đồng cũng không dễ. Nguyên nhân được cho là cung đang thấp hơn cầu, cùng với đó tâm lý người mua nhà, nhà đầu tư cũng đang có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, sẽ không "tăng nóng" giống nhà chung cư, nhà đất thổ cư sẽ tăng giá đều và ổn định.

Được xác định là đất nông nghiệp xen kẹt, sử dụng ổn định từ năm 1993 đến nay, đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thế nhưng mọi người bất ngờ được thông báo thu hồi với mức giá đền bù chỉ 252 nghìn đồng/m2. Nhiều lần, 50 hộ dân có đất bị thu hồi ở khu vực Gò Ba Xã (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền Hà Nội nhưng không được giải quyết. Không những thế, theo phản ánh của người dân, đầu tháng 8/2024, họ tiếp tục có thông báo về việc thu hồi đất. Và khi người dân khiếu nại, phía chính quyền quận Thanh Xuân đã lảng tránh, không tiếp nhận đơn khiếu nại, không ký biên bản làm việc tiếp dân.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong đêm qua đến sáng sớm nay (13/9), khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như: Bình Cảng (Hòa Bình) 76.8mm, Phú Lãm (Hà Nội) 40.4mm, Hiền Chung (Thanh Hóa) 69.8mm, Ba Nam (Quảng Ngãi) 107mm, Bồng Sơn (Bình Định) 82.5mm, Đăk Tơ Lung (Kon Tum) 102.2mm, Mỹ Đức (Lâm Đồng) 77.8mm…

Đêm 9/9, dường như cả nước thao thức cùng người dân vùng lũ lụt Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ... mong cầu bình an. Những ngày qua, người dân cả nước xót lòng trước hậu quả của bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc. Giữa khung cảnh tiêu điều, ngập lụt, ngổn ngang do cơn bão hoành hành, người ta thấy ấm lòng trước những nghĩa cử cao đẹp, sự cưu mang, đùm bọc của đồng chí, đồng bào.

Tháng 9 này, không chỉ có các em tới trường, không khí náo nức của năm học mới đã len lỏi vào cuộc sống. Công bằng mà nói, ít có lĩnh vực nào thẩm thấu vào đời sống tinh thần của xã hội như giáo dục. Bởi lẽ, trong những mái trường đâu chỉ có con em chúng ta đang theo học cấp này, lớp kia mà là tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào các chủ nhân tương lai của đất nước.

Những ngày này, đường phố, giao thông Hà Nội đang bị đảo lộn do một số tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng luôn ứng trực giúp người dân đi lại được thuận tiện, an toàn.

Việc tìm kiếm người mất tích tại 2 điểm sạt lở đất gây thương vong lớn tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc vẫn đang được gấp rút thực hiện với 350 người trực tiếp tham gia, trong đó có hơn 100 CBCS công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文