Hiệu quả phòng, chống COVID-19 nhìn từ Bình Dương

09:16 14/09/2021

Nếu tính theo tỷ lệ người mắc COVID-19 so với số dân thì Bình Dương có tỷ lệ người bệnh cao nhất nước. Đến ngày 12/9, Bình Dương ghi nhận có hơn 157 ngàn ca so với dân số khoảng 2,6 triệu người, tỷ lệ người mắc bệnh là trên 6%.

Thế nhưng nhìn bản đồ COVID-19 có thể thấy "vùng xanh" ở Bình Dương chiếm gần 80% diện tích của toàn tỉnh, còn theo đơn vị hành chính có 5/9 địa phương vùng xanh, 1 "vùng vàng" và 3 "vùng đỏ".

Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, số ca nhiễm đã qua đỉnh dịch và đang đi xuống. Đến ngày 15/9, Bình Dương cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và đẩy nhanh các giải pháp để phục hồi kinh tế. Đó là kết quả rất đáng vui mừng ở nơi được xem là "thủ phủ" khu công nghiệp của cả nước…

Điều gì đã giúp Bình Dương dần kiểm soát được dịch bệnh với số ca nhiễm "khủng khiếp" đến như vậy? Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, đó là huy động mọi nguồn lực có thể để chống dịch, từ con người, trang thiết bị, kinh phí… Nhưng trên hết phải có một chiến lược đúng, quyết sách hay và sự nhiệt thành, không lơ là, chủ quan.

Đầu tháng 6/2021, dịch bệnh ở Bình Dương chỉ mới manh nha nhưng chỉ vì sự lơ là mà hai chủ tịch UBND phường thuộc TP Thủ Dầu Một là bà Lê Thụy Thùy Trang, Chủ tịch UBND phường Chánh Nghĩa và ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch UBND phường Phú Cường đã bị xử lý kỷ luật. Khi dịch đang vào giai đoạn diễn biến phức tạp, cũng vì lơ là mà hai ông Nguyễn Thanh Hội, Bí thư Đảng ủy và ông Lý Bình Sơn, Chủ tịch UBND phường Thuận Giao (TP Thuận An) bị đình chỉ công tác. Cũng vì chống dịch kém hiệu quả mà ông Nguyễn Văn Đặng, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên, bị cách chức; ông Đặng Hồng Tươi, Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên bị kỷ luật…

Một chốt kiểm soát vùng xanh thuộc huyện Phú Giáo.

Tất cả những sự nghiêm khắc đó, lãnh đạo tỉnh Bình Dương muốn truyền đi thông điệp rằng trong "cuộc chiến khốc liệt" này không có chỗ cho những cán bộ thiếu nhiệt huyết. Ngược lại, đối với các địa phương như Thủ Dầu Một, Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng… hay những cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch có hiệu quả, sáng tạo, nhiệt thành… đều được ghi nhận, biểu dương.

Thực tế những ngày gần đây, số ca nhiễm ghi nhận ở Bình Dương đã giảm theo từng ngày và giảm sâu so với số người xuất viện. Trong một diễn biến khác, 5 địa phương "vùng xanh" của Bình Dương là Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên và Thủ Dầu Một đã "bình thường mới" từ ngày 11/9. Người dân "vùng xanh" ở các huyện phía Bắc đã có thể lưu thông liên huyện, buôn bán trở lại bằng hình thức mang đi. Thị xã Bến Cát thuộc "vùng vàng" cũng đang dần "xanh hóa", một số phường thuộc "vùng đỏ" cũng "hóa xanh"…

Điều trị F0 đó là nỗi lo lớn trong đại dịch bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Giảm tử vong cho F0 vẫn là mục tiêu cao nhất của "cuộc chiến". Nhờ đã xây dựng kịch bản ứng phó khi số ca mắc có thể lên đến 150.000 người rất chi tiết, cụ thể nên đến nay Bình Dương vẫn chủ động thu dung điều trị các trường hợp F0 ban đầu với khả năng lên đến 70.000 bệnh nhân.

Trong khi đó đến ngày 12/9, toàn tỉnh có 38.973 người đang cách ly tập trung và 4.198 bệnh nhân F0 đang cách ly tại nhà nên vẫn còn thừa khá nhiều số giường bệnh. Nếu tiếp tục duy trì số ca mắc ít hơn so với số ca xuất hiện mỗi ngày, việc điều trị cho tất cả F0 nằm trong tầm kiểm soát của Bình Dương. "Tất cả đều ổn định, ngay sau khi test nhanh phát hiện dương tính, ngành y tế đã chuyển luôn các trường hợp này vào khu cách ly tập trung điều trị để tránh lây nhiễm cho cộng đồng"- ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho  biết.

Chính sách an sinh xã hội, Bình Dương cũng đã thực hiện khá tốt, đến nay đã chi hỗ trợ trên 3 triệu lượt trường hợp với số tiền 1.664 tỷ đồng. Tất cả các phường bị "khóa chặt" đều được hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày nên người dân rất an tâm ở nhà và thực nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Ý thức tiêm ngừa, xét nghiệm của người dân cũng được nâng cao, không lựa chọn vaccine, không trốn tránh xét nghiệm… Đến nay toàn tỉnh đã tiêm 1.653.541 liều, gồm 1.604.138 mũi 1 và 49.403 mũi 2. Tuy một số nơi còn xảy ra một vài sự cố như hỗ trợ chưa kịp thời, F0 giành giật phần ăn trong khu cách ly… nhưng tất cả đều được khắc phục kịp thời.

Thành quả đạt được trong cuộc chiến với "giặc" COVID-19 ở Bình Dương còn có sự đóng góp vượt bậc của lực lượng vũ trang. Các cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an nơi tuyến đầu chống dịch đã không quản gian khổ, nắng mưa, đêm ngày để kiên trì bám chốt, giữ vững "vùng xanh"; khóa chặt "vùng đỏ" và giúp người dân cùng các lực lượng khác hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bình Dương đang tiếp tục triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng toàn dân để bóc tách toàn bộ các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng, sớm đưa vào cách ly điều trị, khoanh vùng, dập dịch kịp thời. Đối với khu vực "vùng xanh", thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp, lấy mẫu đại diện theo hộ gia đình, đảm bảo ít nhất 20% số hộ. Tần suất lấy mẫu 7 ngày thực hiện 1 lần. Đối với khu vực "vùng vàng", "vùng cam", thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp tại các khu vực nguy cơ như: khu vực giáp ranh vùng đỏ, chợ, xung quanh chợ, siêu thị, nhà trọ, chung cư, xung quanh khu vực phong tỏa, các cơ sở y tế, các trường hợp có triệu chứng sốt, ho... đảm bảo ít nhất 20% dân số; tần suất lấy mẫu 3 ngày/lần. Đối với khu vực "vùng đỏ", thực hiện xét nghiệm 100% người dân bằng test nhanh và RT-PCR theo "công thức 1,3,5". Đồng thời khuyến khích người dân tự lấy mẫu tại nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Hoàn thành việc lấy mẫu trước ngày 15/9/2021.

Mã Hải

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

Lô đề, bài bạc là vòng xoáy nghiệt ngã khiến nhiều người bị cuốn vào như con thiêu thân. Trước nỗ lực truy quét, triệt xóa của lực lượng chức năng, trò chơi đỏ đen này liên tục biến hóa, trá hình để tồn tại và giăng bẫy lừa đảo...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文