Hôn mê nguy kịch vì uống "nước kiềm" chữa bệnh phản khoa học

11:25 25/03/2025

Tự ý bỏ thuốc điều trị bệnh Basedow để uống nước kiềm và nhịn ăn theo hướng dẫn của một “thầy lang” tại Thanh Oai (Hà Nội), một phụ nữ ở Bắc Ninh bị hôn mê nguy kịch. 

Theo Bệnh viện viện Bạch Mai, nữ bệnh nhân (67 tuổi) phát hiện mắc Basedow (bệnh tự miễn của tuyến giáp) cách đây một tháng, được bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc.

Theo lời kể của gia đình, khoảng 6h sáng ngày 14/3, bệnh nhân tìm đến nhà “thầy lang” Nguyễn Tiến Nam tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, sau khi biết được thông tin chữa bệnh bằng nước kiềm qua vài người trên Facebook giới thiệu. Tại đây, “thầy lang” cam kết chữa khỏi bệnh trong 5 ngày với chi phí 200.000 đồng/ngày, yêu cầu bệnh nhân uống nước từ máy lọc nước hòa cùng muối. Nước này thường được mọi người bảo nhau là “nước kiềm”.

Bệnh nhân ở nhà vị “thầy lang” này và bắt đầu uống “nước kiềm” từ 17h30 ngày 14/3, đồng thời nhịn ăn. Trong thời gian này, bệnh nhân được yêu cầu uống “nước kiềm” mỗi khi khát hoặc đói. Đến 2h30 sáng ngày 16/3, bà bất tỉnh và được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai trong tình trạng lơ mơ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Hà Đông.

Hôn mê nguy kịch vì uống
Bệnh nhân bị hôn mê, nguy hiểm tới tính mạng sau khi uống nước kiềm chữa bệnh. (Ảnh: Nguyên Hà)

Tại Bệnh viện Hà Đông, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản. Xét nghiệm cho thấy nghi ngờ cơn bão giáp. Đồng thời, bệnh nhân có tình trạng hạ đường máu nặng (1,7 mmol/L). Ngay sau đó, người bệnh được chuyển đến Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, rồi tiếp tục chuyển sang Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.

BS Nguyễn Huy Tiến, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán cơn bão giáp trạng, hôn mê sâu, hạ đường huyết, viêm phổi, viêm gan, rối loạn đông máu trên nền bệnh Basedow. Đây là tình trạng cấp cứu hồi sức, người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch nặng nhất, mất kiểm soát, nguy cơ tử vong cao. 

Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát…

"Trường hợp này rất đáng tiếc bởi nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng phác đồ thì vẫn có thể sinh hoạt bình thường và thậm chí bệnh đã có thể ổn định. Việc tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học không chỉ khiến bệnh trở nặng mà còn đẩy người bệnh vào tình trạng nguy kịch, thậm chí nguy cơ tử vong cao", BS Tiến nhấn mạnh.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận cấp cứu nhiều người trong tình trạng “thập tử nhất sinh” do tham gia “điều trị” bằng uống "nước kiềm" tại cơ sở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Điển hình là chùm ca bệnh dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là “nước kiềm” để chữa bệnh. Trước đó, 3 bệnh nhân này bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống huyện Thanh Oai (Hà Nội) để uống “nước kiềm”. Một người mỗi ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 - 20 ngày. Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 - 3 ngày đã bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

Ba bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận. Điều đáng nói, kết quả xét nghiệm lượng urê trong máu tăng gấp 3 lần bình thường; creatinin gấp 10 - 15 lần bình thường. Những bệnh nhân này may mắn được lọc máu kịp thời, tránh khỏi tử vong, được điều trị tới khi ổn định, trở lại lịch trình chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sức khỏe và cuộc sống.

Các bác sĩ xem xét những tổn thương trên phim chụp não của bệnh nhân. (Ảnh: Nguyên Hà)

Theo TS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong 1 ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chứ chưa nói đến sử dụng lượng lớn nước kiềm/ngày. Uống quá nhiều nước làm độ a xít của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt và tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.

"Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước như trên, còn gây thay đổi pH của máu, gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều này tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong", BS Nguyên nhấn mạnh.

Việc nghe và thực hiện theo những phác đồ điều trị, lời tuyên truyền thiếu cơ sở khoa học rất nguy hiểm, thậm chí dễ mất mạng. Khi nghi ngờ có bệnh cần đến thăm khám ở cơ sở y tế có đăng ký. Việc ăn uống cần đảm bảo đa dạng về thể loại, số lượng, thể tích phù hợp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ một loại nước nào đó để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.

Theo BS Nguyên, việc quảng cáo thu hút người khác đến chữa bệnh sai về chuyên môn, phản khoa học, gây hại cho bệnh nhân, thậm chí nguy cơ gây tử vong cao cho người khác... tất cả hành vi này gây nguy hiểm cho cộng đồng. Các cơ quan chức năng cần khẩn cấp vào cuộc kiểm tra, xử lý, để sớm chấm dứt hiện tượng này.

Trần Hằng

Lịch sử không xoay vòng để những người di cư tìm lại câu hỏi nên đi hay ở của bối cảnh quá khứ. Điều quan trọng và mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để việc hòa hợp dân tộc được thực hiện thiết thực, người Việt dù ở bất cứ đâu trên thế giới, bất cứ thành phần, địa vị nào cũng đều hướng về Tổ quốc, đoàn kết vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ chiến dịch ném bom hàng ngày nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen sau khi đạt được “hiểu biết chung” cũng như việc Oman xác nhận làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Washington và Houthi.

Các tổ công tác Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã chia nhỏ lực lượng, cơ động di chuyển nhiều vị trí và tiến hành mật phục tại các điểm nóng, truy lùng xe quá tải qua lại trong đêm tối. Phóng viên CAND theo xe của tổ công tác di chuyển qua rất nhiều trục đường chính cũng như đường nhánh tại khu vực ngoại thành. 

Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho đầu tư xây dựng các dự án đường sắt là rất cần thiết và cấp bách để tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trong những năm qua, lực lượng Công an xã đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, từ một lực lượng bán chuyên trách trở thành trụ cột vững chắc trong hệ thống bảo đảm ANTT tại cơ sở. Với quyết tâm chính quy hóa lực lượng, Công an xã ngày nay không chỉ đảm nhận các nhiệm vụ hành chính mà còn trực tiếp đối mặt với những thách thức an ninh ngày càng phức tạp, từ tội phạm hình sự, tội phạm công nghệ cao, an ninh tại các khu công nghiệp, đến phòng, chống buôn lậu tại biên giới.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hòa bình luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận. Đó không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để mọi dân tộc phát triển bền vững, để con người có thể sống, học tập, lao động và yêu thương...

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm nay (7/5), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ; độ ẩm tương đối, thấp nhất phổ biến 50-55%.

Từ ngày 1/3, Thượng uý Nguyễn Như Hải, bác sĩ của Bệnh xá Công an tỉnh Phú Thọ được điều động về Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh Phú Thọ. Trước đó, công việc của anh là chăm sóc các bệnh nhân là cán bộ Công an; hiện được giao những “bệnh nhân” đặc biệt là những người nghiện. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, anh đã nhanh chóng thích nghi với công việc.

Chiều 6/5, để phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ Công an tổ chức buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong lực lượng CAND. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội cùng Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì buổi làm việc.

Ngày 6/5, Tổ địa bàn Ba Đình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết vừa điều tra, làm rõ và đã bắt khẩn cấp Nguyễn Việt Duy (SN 1990), trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1996), trú tại huyện Kinh Môn, Hải Dương là hai đối tượng gây ra vụ cướp 16 cây vàng của chủ một nhà nghỉ ở phố Ngọc Hà, phường Đội Cấn (Hà Nội).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.