Lạm dụng xét nghiệm cúm, tốn kém không cần thiết

08:22 31/10/2022

Nhiều người đau họng, sốt nhẹ, lo lắng đi bệnh viện khám và được bác sĩ chỉ định hàng loạt xét nghiệm tốn kém. Bên cạnh đó, nhiều người bị viêm đường hô hấp, ho, sốt, nhưng do lo lắng, hoang mang quá mức, đã tự làm xét nghiệm không cần thiết, tiêu tốn không ít tiền, gây lãng phí.

Dịch cúm B đang bùng phát ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn cùng lúc có hơn 800 học sinh nghỉ học, trong đó có 667 học sinh ho, sốt, 1 em tử vong càng khiến người dân lo ngại khi bị ốm, sốt.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khám bệnh cho trẻ và khuyến cáo các gia đình không tự làm xét nghiệm, gây lãng phí không cần thiết.

Mất 1,5 triệu phát hiện ra cúm B

Chị T.T.H (Tây Hồ, Hà Nội) bị đau họng, đau nhức mỏi người nên tự theo dõi tại nhà. Đến ngày thứ 2, chị sốt 38,4 độ, ho, đau nhức người, chị mua kháng sinh về uống thì nhiệt độ hạ chỉ còn hơn 37 độ. Tới ngày thứ 4 vẫn ho, nghẹt mũi, hắt hơi, nhiệt độ từ 37 – 38 độ, lo lắng chị vào Bệnh viện Medlatec khám. Bác sĩ khám và chỉ định cho chị làm một loạt xét nghiệm: COVID-19, cúm nhanh A/B, sốt xuất huyết, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hoá, tổng hết 1,5 triệu đồng.

“Kết quả tôi bị cúm B, bác sĩ cho về nghỉ ngơi, uống nhiều nước, súc họng nước muối hằng ngày, nếu sốt 38,5 độ thì uống hạ sốt. Nhưng tôi thấy làm quá nhiều xét nghiệm, như xét nghiệm máu không cần thiết, tốn kém. Đặc biệt, tôi không có triệu chứng hay biểu hiện của sốt xuất huyết, nhưng bác sĩ vẫn chỉ định xét nghiệm”, chị H phản ánh.

Theo chị H, một tuần sau, gia đình chị có chồng và con xuất hiện triệu chứng đau họng, đau người, nhức đầu, sốt nhẹ. Sau 2 ngày nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, súc họng nước muối, các triệu chứng đau họng của chồng con chị giảm và hết sốt, đặc biệt là không phải vào bệnh viện xét nghiệm cho tốn kém.

Dịch cúm B đang bùng phát tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Tại nhiều bệnh viện, tình trạng trẻ ho, sốt đến khám rất đông, gây hiện tượng quá tải. Nhiều người thấy con sốt, ho đã hoang mang, lo lắng gọi dịch vụ xét nghiệm cúm tại nhà gây lãng phí và tốn kém. Giá test nhanh cúm A/B tại nhà của Bệnh viện Medlatec là 349.000đ + 10.000đ dịch vụ; một số cơ sở xét nghiệm khác cũng giá tương tự.

Anh Phạm Văn Mạnh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Cả nhà tôi 3 người bị ho, sốt, lo ngại tôi gọi dịch vụ xét nghiệm tới nhà lấy mẫu test nhanh cả cúm A/B và sốt xuất huyết. Giá xét nghiệm sốt xuất huyết là 329.000đ/người, xét nghiệm nhanh cúm A/B là 349.000đ/người, cả nhà hết hơn 2 triệu đồng”. 

Theo các chuyên gia, việc đổ xô đi xét nghiệm cúm là không cần thiết mà việc xét nghiệm cúm chỉ thực hiện trên những trường hợp quá nặng. Phần lớn việc chẩn đoán bệnh đều dựa trên việc khai thác kỹ các triệu chứng và thăm khám lâm sàng để hướng dẫn, tư vấn cho gia đình cách chăm sóc, theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh đúng lúc, kịp thời.

ThS.BS Trương Văn Quý, Trưởng Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E cũng cho rằng, việc xét nghiệm cúm chỉ thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị, còn các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.

Cúm B có nguy hiểm hay không?

Không chỉ quá tải ở một số bệnh viện của Hà Nội, mà tại Bắc Kạn, chỉ trong một huyện có tới hơn 800 học sinh phải nghỉ học, trong đó có 667 học sinh bị ho, sốt. Bắc Kạn ghi nhận 1 trường hợp tử vong (8 tuổi), nhập viện trong tình trạng sốt cao, hôn mê sâu. Kíp trực của Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn và tổ cấp cứu đã nhanh chóng cấp cứu, hồi sức tích cực, nhưng không có kết quả, bệnh nhân tử vong vào ngày 24/10.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), qua xét nghiệm có 5/7 mẫu bệnh phẩm tại Bắc Kạn dương tính với virus cúm B. Ngay sau khi có ổ dịch cúm trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn cấp cử chuyên gia lên giúp đỡ Sở Y tế Bắc Kạn về phân tuyến, phân luồng điều trị, chăm sóc, theo dõi và kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh. Bệnh viện Nhi đã cử một chuyên gia truyền nhiễm lên Bắc Kạn hỗ trợ điều trị và đầu tuần này sẽ bố trí một đoàn lên hỗ trợ về chuyên môn.

Thời tiết đang giao mùa, thay đổi thất thường, người mắc bệnh về hô hấp đang gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B. Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cúm B là một loại cúm mùa (có 4 typ A, B, C, D) là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch COVID-19, các nghiên cứu thấy rằng, cúm B gặp khoảng 40%, do cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất nhiếm gặp cúm C, D.

Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện; hoặc do chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh, rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn.

Triệu chứng của cúm B gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). “Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần. Phần lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn.

Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: Viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan nhưng rất hiếm”, bác sỹ Tạ Anh Tuấn cho biết. Theo bác sỹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, trẻ có bệnh mạn tính, béo phì có nguy cơ biến chứng nặng do cúm B hơn người khác. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả với virus cúm.

PGS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo trẻ đến cơ sở y tế khi: Sốt cao từ 39 độ trở lên, dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao trên 38,5 độ quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm. Trẻ thở nhanh, bất thường, rút lõm lồng ngực; mạch nhanh, không ăn/uống, có biểu hiện mất nước, thay đổi ý thức, kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều…

“Lưu ý cha mẹ/người chăm sóc không tự ý gọi xét nghiệm chẩn đoán cúm B cũng như các xét nghiệm khác, không tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng virus cho trẻ mà nên theo tư vấn, chỉ định của các bác sĩ”, PGS Tuấn nhấn mạnh.

Trần Hằng

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文