Lây nhiễm chéo sởi rất cao, phải tạo được miễn dịch cộng đồng

08:13 19/03/2025

Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người, lây nhiễm chéo sởi ở bệnh viện, lây từ tỉnh này sang tỉnh khác… làm nguy cơ bùng phát dịch sởi mạnh nếu không triển khai nhanh chóng chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh, tạo sự miễn dịch trong cộng đồng. Thiếu vaccine sởi ở nhiều địa phương, nguồn vaccine chủ yếu do viện trợ, một số cha mẹ không cho con tiêm phòng dẫn đến một bộ phận trẻ chưa tiêm vaccine, chưa đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng.

Theo quy luật bệnh sởi đang vào chu kỳ bùng phát 5 năm một lần, nhiều người lo ngại dịch bùng phát mạnh nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine bao phủ thấp.

Hơn 90% ca mắc sởi chưa tiêm vaccine phòng bệnh

Nhập viện do sốt cao, người nổi nhiều ban, ho, khó thở, cháu N.T.L (2 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán mắc sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp. Sau 5 ngày điều trị tích cực, tình trạng của cháu L ổn định. Tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị cho nhiều trẻ mắc sởi biến chứng, trong đó nhiều cháu chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Theo TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình bệnh viện từ năm 2024 đến ngày 13/3/2025, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 3.107 ca bệnh sởi, trong đó hơn 50% phải nhập viện. Nếu như năm 2024 Bệnh viện ghi nhận 796 ca nhập viện thì gần 3 tháng đầu năm 2025 đã có 1.367 trường hợp mắc. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc sởi chưa tiêm chủng chiếm khá cao. Qua điều tra 1.459 bệnh nhân trên 9 tháng tuổi mắc sởi nhập viện, có 50% trẻ chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

“Thông thường bệnh viện điều trị cho 70-80 bệnh nhân. Số liệu bệnh nhân nhập viện chiếm khoảng 77%, trong tổng số ca đang điều trị có 91% số ca được ra viện. Về số ca tử vong do sởi từ năm 2024 đến 13/3/2025 có 10 bệnh nhân chiếm 1% trên tổng số bệnh nhân nhập viện”, TS Cao Việt Tùng cho biết.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng ghi nhận nhiều ca mắc sởi từ đầu năm đến nay. Đa số các ca mắc đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh, nhiều cháu mắc sởi biến chứng. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần 3 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận rải rác khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.447 trường hợp dương tính với Sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước; số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp). Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Trong số các ca mắc sởi có 90,8% ca chưa tiêm vaccine, 4,9% không rõ tiền sử tiêm chủng và 4,3% đã tiêm. Theo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), tình hình bệnh sởi ở miền Nam vẫn đang có dấu hiệu tăng. Thống kê của các bệnh viện tuyến cuối phía Nam, 90% trẻ mắc sởi chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Ca tử vong nghi do sởi vừa ghi nhận mới đây ở Cao Bằng. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, bệnh nhi sinh năm 2023 (dân dộc Mông, trú tại huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn), tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi. Nguyên nhân tử vong được xác định do đến viện muộn, biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và mất nước nghiêm trọng.

Thống kê của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cho thấy, thời gian qua, địa phương ghi nhận hơn 2.500 ca nghi mắc sởi. Các ca nghi mắc bệnh sởi chủ yếu là trẻ em chưa được tiêm chủng vaccine sởi hoặc chỉ được tiêm 1 mũi vaccine có chứa thành phần sởi, một số ít trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng.

Không để lây nhiễm chéo sởi ở các cơ sở y tế.

Các bệnh viện phải cảnh giác

Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Phòng bệnh, sởi là bệnh đặc thù, tốc độ lây nhanh hơn cả COVID-19. Trung bình 1 người mắc bệnh lây cho 12-18 người, việc lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, lây qua các tỉnh khác là rất cao. Phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng là một thách thức đối với các cơ sở y tế nếu không được phân luồng ngay từ khi bệnh nhân đến khám, đưa vào lối đi và phòng khám riêng.

Đơn cử như Bệnh viện Nhi Trung ương có hơn 2.000 giường nội trú, nhưng số lượng bệnh nhân rất đông, đặc biệt phòng cách ly tiêu chuẩn có hạn. Bệnh nhân nội trú thường nặng, nhiều bệnh lý nền, nguy cơ mắc sởi cao nếu gặp nguồn nhiễm. Theo TS Cao Việt Tùng, việc phân luồng khó do bệnh nhân đông từ phòng khám đến đơn vị điều trị. Trong khi đó, biểu hiện lâm sàng sởi hiện nay không điển hình, khó nhận định, khó kiểm soát giao lưu giữa người bệnh và gia đình người bệnh. Bên cạnh đó, còn chưa đồng bộ về quan điểm cũng như cách thức tiến hành quản lý ca bệnh và quản lý ca phơi nhiễm sởi giữa các bệnh viện.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường, một em bé đến khám mà ở trong vùng dịch sởi hoặc đã tiếp xúc với người bệnh sởi có các dấu hiệu như sốt, phát ban, hoặc mắt có viêm kết mạc, ngay lập tức các bác sĩ, điều dưỡng sẽ tiến hành phân loại bệnh nhân bước đầu để đưa bệnh nhân vào môi trường có lối đi và phòng khám riêng. Khi em bé ở mức độ nặng có biến chứng cần phải nhập viện sẽ được đưa vào khu vực phòng bệnh riêng và có những tiêu chuẩn điều trị sởi bệnh nhất định.

Về phân luồng bệnh nhân sởi, theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Hà Anh Đức, Cục đã có văn bản yêu cầu cơ sở y tế tổ chức phân luồng người bệnh ngay từ khi đến đăng ký khám bệnh. Bố trí khu khám riêng cho người bệnh sởi hoặc nghi mắc sởi. Các cơ sở phải tuân thủ nghiêm ngặt và cảnh giác với những diễn biến khó lường của dịch sởi mới mong không lây chéo trong bệnh viện.

Theo nhận định của Bộ Y tế, dù số ca mắc sởi có xu hướng giảm nhưng chưa dừng lại, vì thế không được chủ quan, phải hết sức thận trọng. Bên cạnh tăng cường phòng, chống lây nhiễm chéo thì bao phủ vaccine tạo miễn dịch cộng đồng là quan trọng nhất. TS Hoàng Minh Đức cho rằng, trong thời gian qua, còn tình trạng người dân không đưa trẻ đi tiêm chủng khi đến tuổi; sau COVID-19 mốt số người dân cho rằng tiêm vaccine hay chưa tiêm đều như nhau; khả năng tiếp cận vaccine ở vùng sâu, vùng xa thấp… dẫn tới tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Tiêm chủng theo chiến dịch là nguồn ngân sách của địa phương, nhưng nhiều địa phương sợ mua giá khác với các tỉnh khác dẫn đến chậm trễ trong việc mua sắm đấu thầu vaccine… dẫn đến bệnh sởi lây lan nhanh. Nguồn vaccine chủ yếu do Bộ Y tế xin viện trợ và sự hỗ trợ của quốc tế. Thống kê có khoảng 7-8 tỉnh đến thời điểm này mới phê duyệt kế hoạch tiêm chủng theo mở rộng đối tượng mà chỉ mới tiêm bù.

“Những tỉnh có nguy cơ thấp và trung bình lại có hiện tượng lây chéo. Do tốc độ lây của sởi rất cao, trong bối cảnh hiện nay, những tỉnh này lại thuộc đối tượng nguy cơ cao. Theo tính toán, nếu có vaccine sẽ tiêm cho cả những tỉnh có nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình. Chỉ có bao phủ tiêm chủng trên 95% mới ngăn được tốc độ lây lan và giảm được dịch sởi bùng phát trong cộng đồng”, TS Hoàng Minh Đức nói.

Để hoàn thành chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi trước ngày 31/3 theo công điện từ Thủ tướng Chính phủ, thiết nghĩ, những địa phương đã có vaccine, được phê duyệt kế hoạch, cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, không để chậm trễ, kéo dài và bỏ sót đối tượng.

Trần Hằng

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.