Loại bỏ sử dụng động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong y học cổ truyền

16:38 18/05/2025

Đó là một trong những chủ đề chính của Hội nghị quốc tế về “Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) trong y học cổ truyền lần 3”, do Mạng lưới bảo vệ ĐVHD trong y học cổ truyền phối hợp cùng Trường Đại học Y dược- Đại học Huế tổ chức tại TP Huế vào ngày 18/5.

Hội nghị có sự tham dự của 200 đại biểu gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền, đại diện các cơ quan quản lý, tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế.

Loại bỏ sử dụng động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong y học cổ truyền -0
Các đại biểu tham gia Hội nghị quốc tế về “Bảo vệ động vật hoang dã trong y học cổ truyền lần 3”.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học và các đại biểu đã cùng chia sẻ, thảo luận, định hướng những giải pháp thực hành y học cổ truyền bền vững và thân thiện với môi trường. Từ đó nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học cổ truyền thông qua việc loại bỏ sử dụng ĐVHD nguy cấp, quý hiếm, đồng thời khuyến khích cộng đồng y học cổ truyền trên toàn cầu sử dụng các giải pháp thay thế hiệu quả.

Thời gian qua, các sản phẩm từ ĐVHD như mật gấu, cao hổ, sừng tê giác, vảy tê tê… thường được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên việc khai thác các sản phẩm này quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường không chỉ đẩy nhiều loài động vật đến nguy cơ tuyệt chủng mà còn làm gia tăng rủi ro lây lan dịch bệnh từ ĐVHD sang con người.

Vảy tê tê được sử dụng làm sản phẩm điều trị tắc nghẽn tuyến vú khiến loài động vật quý hiếm này bị săn bắt, giết hại.

TS. Trần Minh Ngọc, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền Việt Nam cho rằng, việc sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD trong y học cổ truyền là một thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang sử dụng các giải pháp thay thế có nguồn gốc từ thực vật là xu hướng tất yếu. Những loại thảo dược và dược liệu thay thế này không chỉ an toàn, dễ tiếp cận mà còn hiệu quả trong điều trị, góp phần bảo tồn ĐVHD, duy trì đa dạng sinh học và sự ổn định của hệ sinh thái toàn cầu.

Người dân ở TP Huế bàn giao cá thể tê tê java cho lực lượng Kiểm lâm thả về tự nhiên.

Tại Hội nghị, các đại biểu đến từ Trường Đại học Y học tích hợp Virginia; Trường Đại học Y học cổ truyền New York (Hoa Kỳ); Đại học Tarumanagara (Indonesia); Trường Đại học Y dược, Đại học Huế… đã trình bày những ý kiến nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa y học cổ truyền và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, trọng tâm là chấm dứt việc sử dụng các loài ĐVHD đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

Các chuyên gia còn đề xuất những giải pháp phù hợp để bảo vệ ĐVHD, giới thiệu các thành tựu trong điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng các thành phần hoặc phương pháp thay thế cho sản phẩm ĐVHD như sử dụng nguyên liệu thực vật để thay thế vảy tê tê, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất dược liệu thay thế mật gấu.

Để cam kết không sử dụng ĐVHD trong quá trình khám, chữa bệnh, đại diện các đơn vị, tổ chức tham gia Hội nghị đã cùng ký cam kết, gia nhập Mạng lưới Toàn cầu về Bảo vệ ĐVHD trong y học cổ truyền.

Theo các nhà khoa học, hiện vảy tê tê đứng thứ 5 trong số 20 phương pháp phổ biến nhất dùng để điều trị tắc nghẽn tuyến vú. Có tới 400 loài động vật được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam, trong số đó có 71 loài động vật bị liệt vào Sách Đỏ IUCN.

Một khảo sát do Tổ chức Động vật Châu Á năm 2013 thực hiện cũng cho thấy, 40% thầy thuốc đông y thừa nhận vẫn thường xuyên kê đơn mật gấu cho bệnh nhân.

Theo thống kê, diện tích phân bố của hổ đã bị thu hẹp đến 93% chỉ trong 1 thế kỷ. Có khoảng 7.000 - 8.000 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt tại các cơ sở trên khắp Châu Á. Có hơn 1 triệu cá thể tê tê bị giết hại trong giai đoạn năm 2000 – 2014; từ năm 2015 - 2019, có tổng cộng 215 tấn vảy tê tê bị tịch thu ở Châu Á. Chỉ riêng năm 2023, có 586 cá thể tê giác đã bị giết hại do nạn săn trộm trên khắp Châu Phi; hơn 12.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các trang trại lấy mật ở Châu Á.

Anh Khoa

Vào 18h2' ngày 12/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) ở Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Huế đã huy động lực lượng, phương tiện đến cầu Dã Viên để tìm kiếm tung tích người nhảy cầu. Đến khoảng hơn 17h chiều cùng ngày, lực lượng CNCH đã vớt được thi thể người đàn ông nhảy cầu.

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.