Nghiên cứu chuyển biện pháp phòng, chống COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

09:33 20/03/2022

Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/3 về Chương trình phòng, chống COVID-19 năm 2022-2023 với 12 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu, trong đó có nội dung nghiên cứu, đánh giá, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Để “rút” COVID-19 về bệnh truyền nhiễm nhóm B trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải chuẩn bị những gì?

Trong những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao, trung bình mỗi ngày ghi nhận hơn 168.000 ca/ngày. Tính đến nay, Việt Nam đã có gần 7,8 triệu người mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, do tỷ lệ bao phủ vaccine ở Việt Nam đạt cao, nên dù số mắc mới tăng rất mạnh, song ca bệnh chuyển nặng và tử vong lại giảm. Việt Nam đang thực hiện thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch và mở cửa một số dịch vụ để phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ đưa ra mục tiêu nghiên cứu chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo đó, một số ý kiến cho rằng, nên đưa COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu hay bệnh thông thường. Ngày 17/3, Nghị quyết của Chính phủ cũng đề ra nghiên cứu để đưa COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngoài COVID-19, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh: Bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg; sốt Tây sông Nin, sốt vàng; tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Còn bệnh truyền nhiễm nhóm B là những bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong như: HIV, bệnh do virus Adeno, bạch hầu, sốt xuất huyết Denge, cúm, bệnh dại, ho gà,…

Trao đổi với phóng viên Báo CAND chiều 19/3, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, để đưa COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B phải căn cứ vào diễn biến của dịch. Thứ nhất, dịch bệnh COVID-19 có gây bùng phát mạnh hay không, có xuất hiện các biến chủng nữa không? Thứ hai tình hình chuyển nặng và tử vong có lớn không, có gây quá tải hệ thống y tế hay không?

Ba là căn cứ vào khả năng đáp ứng về y tế, hiệu quả của vaccine, thuốc điều trị. Thứ tư là dịch có ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, an sinh của người dân hay không? “Nếu dịch đặc biệt lây lan nhanh, còn bệnh nhân nặng, quá tải đáp ứng y tế và khả năng kiểm soát dịch còn khó khăn thì chưa công nhận thành bệnh truyền nhiễm nhóm B được. Phải căn cứ từ luận chứng khoa học đến thực tiễn mới đưa ra quyết định chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Hiện nay WHO cũng chưa đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành”, ông Phu nhận định.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cũng cho biết, sau Omicron sẽ có thêm những biến chủng khác, nên khi nào tình hình dịch đáp ứng được mức độ ổn định về số ca mắc và ca tử vong thì mới nên xem là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Giống như sốt xuất huyết, sởi, có thể bùng phát lên từng khu vực, từng vùng, từng mùa nhưng nó cũng đã thành bệnh lưu hành.

Theo phân tích của PGS.TS Trần Đắc Phu, khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B người bệnh COVID-19 không được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí điều trị nữa, mà người dân phải trả tiền hoặc hưởng BHYT như khám chữa bệnh thông thường. Vì vậy, khi chuyển sang nhóm B cần phải căn cứ vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương.

“Cần phải có chính sách sao cho phù hợp. Chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B nhưng khi thấy cần phải quan tâm thì vẫn nên có chính sách nào đó, ví dụ có chính sách về phí khám bệnh, tiêm vaccine cho người nghèo”, ông Phu nói.

Chính phủ đưa ra mục tiêu nghiên cứu chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo chuyên gia, khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, các biện pháp ứng phó với dịch sẽ thay đổi rất nhiều, từ vấn đề giám sát, quản lý ca bệnh, xét nghiệm… “Các giải pháp ứng phó không nghiêm ngặt như nhóm A nữa. Ví dụ như bệnh cúm mùa tuy vẫn giám sát nhưng không phải giám sát toàn bộ, chỉ giám sát trọng điểm để tính toán, đánh giá tình hình dịch. Khi sang nhóm B cũng không xét nghiệm toàn bộ như COVID-19 hiện nay. Cũng không đếm ca bệnh mà chỉ ước lượng số mắc 1 năm để đánh giá”, ông Phu nhấn mạnh.

Vậy, COVID-19 nếu chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì người bệnh có phải cách ly và khai báo y tế nữa hay không? PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết: “Cũng phải cách ly, nhưng không phải bắt buộc cách ly cộng đồng như nhóm A, nhưng có khuyến cáo cách ly. Bệnh truyền nhiễm cách ly là tốt, chẳng hạn như cúm cách ly càng tốt nhưng không khuyến cáo. Nếu sang nhóm B có thể không phải khai báo y tế nữa”.

Chuyên gia cũng cho biết, một số bệnh truyền nhiễm nhóm B vẫn phải công bố dịch trên toàn quốc. Với COVID-19 khi chuyển sang nhóm B thì tùy theo tính chất, mức độ của dịch để có quyết định công bố dịch hay không. Theo ông Phu, khi chuyển sang nhóm B thì các chính sách phải xây dựng sao cho phù hợp vì COVID - 19 có quá nhiều tính chất đặc thù và  phức tạp.

Ông Phu cho rằng, khi nghiên cứu để chuyển COVID-19 sang nhóm B cần thành lập các nhóm nghiên cứu, có sự tham gia của các bộ, ngành, các cấp, đặc biệt Bộ Y tế và cần phải có lộ trình. Bộ Y tế nghiên cứu về dịch bệnh, còn các ngành, các cấp phải cùng nghiên cứu về chính sách. Nghiên cứu và các chính sách cần sâu sát tới từng địa phương vì mỗi tỉnh thành có điều kiện kinh tế, đáp ứng khác nhau.

Trần Hằng

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文