Người dân test nhanh COVID-19 dương tính tự nhập viện, nguy cơ lây dịch ra cộng đồng

08:34 07/12/2021

Hà Nội hiện đang điều trị cho 5.510 bệnh nhân F0. Điều đáng nói là trong những ngày vừa qua, nhiều người dân tự mua kit xét nghiệm nhanh COVID-19 về nhà xét nghiệm, sau khi có kết quả dương tính đã tự ý vào bệnh viện tầng 2, 3 để điều trị thay vì thông báo cho chính quyền địa phương để xét nghiệm khẳng định, có các biện pháp cách ly, khoanh vùng, điều trị.

Lo quá tải, tự xét nghiệm, phát hiện dương tính tự tìm đến bệnh viện

Chiều 6/12, trao đổi với phóng viên Báo CAND, TS.BS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, trong những ngày vừa qua, bệnh viện thường tiếp nhận các bệnh nhân tự test nhanh COVD-19 phát hiện dương tính và tự tìm đến bệnh viện điều trị. "Đây là điều không tốt cho cộng đồng bởi người dân sau khi dương tính, tự ý di chuyển gây nguy cơ lây lan dịch", BS Thường nói.

Tương tự, trong những ngày vừa qua, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tiếp nhận nhiều ca tự test dương tính vào nhập viện. Theo BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong những ngày vừa qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp người dân sau khi có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 đã tự ý đến bệnh viện điều trị. BS Hường cho hay, điều này rất nguy hiểm và đòi hỏi ý thức khai báo của người dân cũng như sự sát sao kiểm soát của chính quyền cơ sở.

Cụ thể, ngày 5/12, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng 20 trường hợp bệnh nhân tự test nhanh dương tính vào nhập viện. Những F0 có triệu chứng hoặc không triệu chứng, theo phân tầng điều trị của Hà Nội, có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, việc người dân tự ý đến cơ sở y tế đã được phân tầng 2-3 như Bệnh viện Thanh Nhàn để điều trị sẽ khiến quá tải bệnh viện, bệnh nhân nặng ở tầng 2-3 bị hạn chế cơ hội được cứu sống. Thêm vào đó, việc tự ý di chuyển đến bệnh viện còn có nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng.

Người dân test nhanh COVID-19 dương tính tự nhập viện, nguy cơ lây dịch ra cộng đồng -0
Người dân không nên tự ý đến bệnh viện khi test nhanh dương tính COVID-19. Ảnh minh họa.

Trong 1 tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 mới của Hà Nội tăng cao, có ngày lên hơn 600 ca, đã gây áp lực lên hệ thống điều trị của Thủ đô. Theo phản ánh của người dân, có một số F0 sau khi xét nghiệm dương tính, gọi y tế địa phương nhưng phải chờ rất lâu (có khi tới vài ngày) mới được đưa đi bệnh viện. Có lẽ lo ngại bệnh viện quá tải, một số người đã tự test nhanh và tự đến bệnh viện?

Tuy nhiên, việc tự đến bệnh viện ở tầng điều trị cao nhất (tầng 2-3) trong khi F0 có triệu chứng nhẹ đã gây áp lực cho bệnh viện. Thanh Nhàn là bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội. Nơi đây thường tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Tương tự, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện tầng 3, tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch. "Người dân khi xét nghiệm nhanh dương tính cứ bình tĩnh, gọi điện cho y tế phường, xã nơi mình ở và chờ y tế đến để đưa đi bệnh viện. Hầu hết các F0 đều triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên người dân không phải lo lắng quá, hãy ở nhà chờ y tế đến, tuyệt đối không được tự ý di chuyển ra nhập viện khi không có dấu hiệu bất thường gì về sức khỏe", BS Thường khuyến cáo.

Theo phân tầng điều trị F0 của Hà Nội thì tầng 1 là tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động và tại nhà. Tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do TP phụ trách. Tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.

"Hà Nội có đủ khả năng bố trí khoảng 12.000 giường  điều trị F0, trong khi hiện nay con số bệnh nhân dang điều trị khoảng 5.000, do vậy, người dân cần bình tĩnh hợp tác cùng với chính quyền và ngành y tế, nhất là khi Hà Nội đang triển khai việc cách ly, điều trị tại nhà với F0 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng", BS Thường nói.

Tỷ lệ tử vong giảm mạnh do hiệu quả của vaccine

Tính đến hết ngày 5/12, Hà Nội đang điều trị cho 5.510 bệnh nhân COVID-19 tại các tầng. Theo kịch bản Thủ đô đã lên phương án chuẩn bị cho 100.000 ca F0 nên chưa đến mức quá tải các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 150 F0. 14 bệnh viện khác của Hà Nội điều trị F0 gồm: Thanh Nhàn (106); Đa khoa Hà Đông (109); Đa khoa Sơn Tây (60);  Bắc Thăng Long (55); Đa khoa Gia Lâm (33); Bệnh viện Đa khoa Mê Linh (144); Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (8). Ngoài ra, Cơ sở điều trị KTX Phenikaa đang có 547 F0; cơ sở điều trị Đền Lừ III có 882 F0; cơ sở điều trị Thượng Thanh có 798 F0; cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp có 1.287 F0.

Người dân không nên tự ý đến bệnh viện khi test nhanh dương tính COVID-19.                 Ảnh minh họa.

Hà Nội đang có 474 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các trạm Y tế lưu động thuộc 8 huyện ngoại thành và 2 quận (Thanh Xuân, Long Biên) của Hà Nội. Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận điều trị 65 ca cho Hà Nội; Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Hoàng Mai) điều trị 114 ca.

Theo BS Nguyễn Văn Thường, do tỷ lệ tiêm vaccine của Hà Nội cao (đã tiêm được hơn 12,2 triệu mũi) nên số bệnh nhân nặng và tử vong giảm mạnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang có hơn 20 bệnh nhân nặng, trong đó có 3 ca thở máy xâm nhập, 3 ca không thở máy xâm nhập, 2 ca lọc máu, còn lại thở oxy. Thời gian qua chỉ ghi nhận 2 ca tử vong nhưng đều là người cao tuổi (trên 90 tuổi) và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

"Ca nặng và tử vong chủ yếu là chưa tiêm vaccine. Nhiều gia đình còn chủ quan nghĩ người cao tuổi không đi đâu nên không tiêm vaccine. Nhưng nếu con, cháu trong nhà dương tính, tiếp xúc với các cụ thì sẽ lây nhiễm. Vì vậy, người cao tuổi nếu còn đi lại được thì nên tiêm vaccine để phòng bệnh", BS Thường khuyến cáo.

Bệnh viện Thanh Nhàn đang mỗi ngày tiếp nhận từ 20 - 30 ca F0, chủ yếu là tầng 2 và 3. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân nặng điều trị tại tầng 3 và chủ yếu là người cao tuổi có bệnh nền như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, một số ca phải thở máy và đều chưa tiêm vaccine. Tỷ lệ tử vong và bệnh nặng ghi nhận ở đây cũng giảm mạnh do hiệu quả nhất định của vaccine.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là biến chủng mới Omicron có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, vì vậy theo khuyến cáo của các bác sĩ, người dân tuyệt đối không được chủ quan, phải tuân thủ 5K để phòng bệnh.

Trần Hằng

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.