Người dân test nhanh COVID-19 dương tính tự nhập viện, nguy cơ lây dịch ra cộng đồng

08:34 07/12/2021

Hà Nội hiện đang điều trị cho 5.510 bệnh nhân F0. Điều đáng nói là trong những ngày vừa qua, nhiều người dân tự mua kit xét nghiệm nhanh COVID-19 về nhà xét nghiệm, sau khi có kết quả dương tính đã tự ý vào bệnh viện tầng 2, 3 để điều trị thay vì thông báo cho chính quyền địa phương để xét nghiệm khẳng định, có các biện pháp cách ly, khoanh vùng, điều trị.

Lo quá tải, tự xét nghiệm, phát hiện dương tính tự tìm đến bệnh viện

Chiều 6/12, trao đổi với phóng viên Báo CAND, TS.BS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, trong những ngày vừa qua, bệnh viện thường tiếp nhận các bệnh nhân tự test nhanh COVD-19 phát hiện dương tính và tự tìm đến bệnh viện điều trị. "Đây là điều không tốt cho cộng đồng bởi người dân sau khi dương tính, tự ý di chuyển gây nguy cơ lây lan dịch", BS Thường nói.

Tương tự, trong những ngày vừa qua, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tiếp nhận nhiều ca tự test dương tính vào nhập viện. Theo BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong những ngày vừa qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp người dân sau khi có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 đã tự ý đến bệnh viện điều trị. BS Hường cho hay, điều này rất nguy hiểm và đòi hỏi ý thức khai báo của người dân cũng như sự sát sao kiểm soát của chính quyền cơ sở.

Cụ thể, ngày 5/12, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng 20 trường hợp bệnh nhân tự test nhanh dương tính vào nhập viện. Những F0 có triệu chứng hoặc không triệu chứng, theo phân tầng điều trị của Hà Nội, có thể điều trị tại nhà hoặc trạm y tế lưu động. Tuy nhiên, việc người dân tự ý đến cơ sở y tế đã được phân tầng 2-3 như Bệnh viện Thanh Nhàn để điều trị sẽ khiến quá tải bệnh viện, bệnh nhân nặng ở tầng 2-3 bị hạn chế cơ hội được cứu sống. Thêm vào đó, việc tự ý di chuyển đến bệnh viện còn có nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng.

Người dân không nên tự ý đến bệnh viện khi test nhanh dương tính COVID-19. Ảnh minh họa.

Trong 1 tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 mới của Hà Nội tăng cao, có ngày lên hơn 600 ca, đã gây áp lực lên hệ thống điều trị của Thủ đô. Theo phản ánh của người dân, có một số F0 sau khi xét nghiệm dương tính, gọi y tế địa phương nhưng phải chờ rất lâu (có khi tới vài ngày) mới được đưa đi bệnh viện. Có lẽ lo ngại bệnh viện quá tải, một số người đã tự test nhanh và tự đến bệnh viện?

Tuy nhiên, việc tự đến bệnh viện ở tầng điều trị cao nhất (tầng 2-3) trong khi F0 có triệu chứng nhẹ đã gây áp lực cho bệnh viện. Thanh Nhàn là bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội. Nơi đây thường tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Tương tự, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện tầng 3, tiếp nhận F0 nặng, nguy kịch. "Người dân khi xét nghiệm nhanh dương tính cứ bình tĩnh, gọi điện cho y tế phường, xã nơi mình ở và chờ y tế đến để đưa đi bệnh viện. Hầu hết các F0 đều triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên người dân không phải lo lắng quá, hãy ở nhà chờ y tế đến, tuyệt đối không được tự ý di chuyển ra nhập viện khi không có dấu hiệu bất thường gì về sức khỏe", BS Thường khuyến cáo.

Theo phân tầng điều trị F0 của Hà Nội thì tầng 1 là tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động và tại nhà. Tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do TP phụ trách. Tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.

"Hà Nội có đủ khả năng bố trí khoảng 12.000 giường  điều trị F0, trong khi hiện nay con số bệnh nhân dang điều trị khoảng 5.000, do vậy, người dân cần bình tĩnh hợp tác cùng với chính quyền và ngành y tế, nhất là khi Hà Nội đang triển khai việc cách ly, điều trị tại nhà với F0 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng", BS Thường nói.

Tỷ lệ tử vong giảm mạnh do hiệu quả của vaccine

Tính đến hết ngày 5/12, Hà Nội đang điều trị cho 5.510 bệnh nhân COVID-19 tại các tầng. Theo kịch bản Thủ đô đã lên phương án chuẩn bị cho 100.000 ca F0 nên chưa đến mức quá tải các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 150 F0. 14 bệnh viện khác của Hà Nội điều trị F0 gồm: Thanh Nhàn (106); Đa khoa Hà Đông (109); Đa khoa Sơn Tây (60);  Bắc Thăng Long (55); Đa khoa Gia Lâm (33); Bệnh viện Đa khoa Mê Linh (144); Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (8). Ngoài ra, Cơ sở điều trị KTX Phenikaa đang có 547 F0; cơ sở điều trị Đền Lừ III có 882 F0; cơ sở điều trị Thượng Thanh có 798 F0; cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp có 1.287 F0.

Người dân không nên tự ý đến bệnh viện khi test nhanh dương tính COVID-19.                 Ảnh minh họa.

Hà Nội đang có 474 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các trạm Y tế lưu động thuộc 8 huyện ngoại thành và 2 quận (Thanh Xuân, Long Biên) của Hà Nội. Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận điều trị 65 ca cho Hà Nội; Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Hoàng Mai) điều trị 114 ca.

Theo BS Nguyễn Văn Thường, do tỷ lệ tiêm vaccine của Hà Nội cao (đã tiêm được hơn 12,2 triệu mũi) nên số bệnh nhân nặng và tử vong giảm mạnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang có hơn 20 bệnh nhân nặng, trong đó có 3 ca thở máy xâm nhập, 3 ca không thở máy xâm nhập, 2 ca lọc máu, còn lại thở oxy. Thời gian qua chỉ ghi nhận 2 ca tử vong nhưng đều là người cao tuổi (trên 90 tuổi) và chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

"Ca nặng và tử vong chủ yếu là chưa tiêm vaccine. Nhiều gia đình còn chủ quan nghĩ người cao tuổi không đi đâu nên không tiêm vaccine. Nhưng nếu con, cháu trong nhà dương tính, tiếp xúc với các cụ thì sẽ lây nhiễm. Vì vậy, người cao tuổi nếu còn đi lại được thì nên tiêm vaccine để phòng bệnh", BS Thường khuyến cáo.

Bệnh viện Thanh Nhàn đang mỗi ngày tiếp nhận từ 20 - 30 ca F0, chủ yếu là tầng 2 và 3. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân nặng điều trị tại tầng 3 và chủ yếu là người cao tuổi có bệnh nền như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, một số ca phải thở máy và đều chưa tiêm vaccine. Tỷ lệ tử vong và bệnh nặng ghi nhận ở đây cũng giảm mạnh do hiệu quả nhất định của vaccine.

Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là biến chủng mới Omicron có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, vì vậy theo khuyến cáo của các bác sĩ, người dân tuyệt đối không được chủ quan, phải tuân thủ 5K để phòng bệnh.

Trần Hằng

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文