Nhộn nhạo thị trường thuốc điều trị COVID-19

08:48 22/02/2022

Thời gian qua, một số đối tượng đã tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc điều trị COVID -19, các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… để trục lợi.

Cuối tháng 1/2022, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Quản lý thị trường TPHồ Chí Minh kiểm tra tại một căn nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh do Trần Thanh Thảo (SN 1984, ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) làm chủ, lực lượng kiểm tra phát hiện và thu giữ tổng cộng 22.800 viên thuốc tân dược, được quảng cáo điều trị COVID-19 như: Molnupiravir Capsules Molnatris Mylan; Molnupiravir 800mg Tablets; Moluzen 400; Molnupiravir Capsules 200mg; Molaz Azista…

Thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng thu giữ.

Trong đó, có một số thuốc nghi vấn là hàng kém chất lượng và đáng chú ý là các loại tân dược này chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Toàn bộ số hàng trên đều không có hóa đơn, chứng từ, thông tin bao bì thể hiện sản phẩm do Ấn Độ sản xuất. Trị giá số  thuốc bị thu giữ ước tính khoảng trên 2 tỷ đồng.

Trước đó, Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc được quảng cáo là điều trị COVID -19 nhập lậu từ Trung Quốc, bán lén lút cho người dân. Cơ quan Công an đã thu giữ tại kho của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Toyo (quận Bình Tân) 9.200 hộp thuốc nhãn hiệu Lianhua Qingwen jiaonang (Trung Quốc) còn gọi là "Liên hoa thanh ôn", và 400 hộp cùng loại trên một xe ôtô tải được vận chuyển ra từ kho hàng này. Thu giữ 9 thùng thuốc "Liên hoa thanh ôn" (chứa 3.240 vỉ thuốc) tại một điểm giao - nhận ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, số hàng này được đưa từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh giao cho Nguyễn Ngọc Bảo (SN 1999, ngụ Di Linh, Lâm Đồng) để tiêu thụ. Toàn bộ số thuốc "Liên hoa thanh ôn" trên đều chưa được phép lưu hành, không có hóa đơn chứng từ và tất cả đều được nhập lậu từ Trung Quốc.

Có thể thấy, lợi dụng tình trạng các ca bệnh COVID-19 ngày càng tăng ở các địa phương, cùng với tâm lý hoang mang của không ít người dân, các đối tượng đã tung ra thị trường rất nhiều loại thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, chất lượng.Các loại thuốc này được chào bán nhiều ở các "chợ mạng"với đa dạng xuất xứ như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...

Chị Trần Thị Mai (ngụ quận 3) cho biết: "Khi nhà bị dính 3 F0, với tâm lý lo sợ nên nên tôi lên mạng tìmmua thuốc điều trị COVID-19. Nghe người bán giới thiệu thuốc đặc trị COVID-19 Areplivir rất tốt, được sử dụng phổ biến tại Nga. Họ nói là họ có một ít hàng xách tay ở nước ngoài về dùng không hết nên chia sẻ. Đang lo lắng chưa biết mua thuốc ở đâu, nghe vậy nên tôi cũng mua đặt mua 1 hộp dù giá khá cao 2,2 triệu đồng/hộp".

Còn chị Trần Thị Lan (ngụ quận 7) cũng được người bán giới thiệu thuốc điều trị COVID - 19 "Liên hoa thanh ôn" là thuốc được làm từ thảo dược thành phần có hoa kim ngân, hoa chuông vàng Nhật Bản và một số loại thực vật khác, nên rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo liều lượng sử dụng, "Liên hoa thanh ôn" ngoài chữa COVID - 19, còn có tác dụng chữa sốt nhẹ, ho, mệt mỏi… với giá từ 240-250 ngàn đồng/vỉ. "Tuy nhiên, do trên hộp chỉ ghi toàn chữ Trung Quốc, không có dòng tiếng Việt nào, nên tôi cũng sợ không dám mua", chị Lan chia sẻ.

Không riêng thuốc điều trị COVID-19, mà trong thời gian qua rất nhiều người bỏ số tiền lớn để mua các loại thuốc, thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 như: Kit test, khẩu trang, máy đo nồng độ oxy,... một cách dễ dàng. Thậm chí, có thời điểm thuốc men, trang thiết bị y tế bán qua mạng xã hội cũng rơi vào tình trạng "cháy hàng".

Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2021 do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình này, nhiều đối tượng đã kinh doanh hàng nhập lậu gồm các sản phẩm phòng chống dịch, vật tư y tế, thuốc (kể cả thuốc chưa được lưu hành do nhu cầu tăng cao của người dân)... để trục lợi. Đáng chú ý, các vụ vi phạm bị phát hiện trong thời gian qua phần lớn vận chuyển trên các container, xe tải, các kho chứa trữ, phục vụ cho việc kinh doanh hàng hóa qua thương mại điện tử. Thậm chí một số đối tượng còn lợi dụng xe vận chuyển hàng hóa được cấp mã luồng xanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm.

Với các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch, các Đội QLTT đã xử lý 46 vụ với số tiền phạt khoảng 1,2 tỉ đồng. Dự báo trong năm 2022 tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại. Vì vậy, trong năm 2022 Cục QLTT tiếp tục ký kết hợp tác với các lực lượng công an, hải quan… để tăng cường phối hợp trong hoạt động thanh kiểm tra. Một trong những nhóm hàng mà QLTT tập trung kiểm soát đó là các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Trước tình hình "loạn" các mặt hàng phòng, chống dịch, ngày 18/2, Bộ Y tế đã gửi công văn tới các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế.Đáng chú ý, lợi dụng tình hình dịch COVID-19, một số đối tượng đã cố tình tìm cách đưa vào thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng liên quan phòng, chống dịch không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn.

Một số mặt hàng tiêu biểu như đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị COVID-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng... việc này gây ảnh hưởng lớn tới công tác phòng, chống dịch, đồng thời tác động xấu tới lòng tin của người tiêu dùng.  

 T.Hà - T.Giang

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文