Những “mũi tên bạc” giải cứu thế giới khỏi COVID-19

14:59 22/08/2021

Vốn đã hoành hành trong suốt thời gian qua, khiến toàn thế giới lận đận trên mọi phương diện, thì nay, COVID-19 đang trở nên nguy hiểm hơn với Delta – biến thể có khả năng lây lan nhanh và đáng sợ nhất.

Và yếu tố quyết định để chiến thắng “con quái vật này”, theo giới chuyên gia, chính là việc nhìn nhận vaccine ở khía cạnh tốt hơn và đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine bình đẳng trên toàn cầu.

Sức mạnh của vaccine

Quay lại thời điểm cách đây một năm, có lẽ chúng ta sẽ hài lòng với một loại vaccine nào đó có hiệu quả 50% và không có gì để tranh cãi với hiện thực rằng, hiện nay chúng ta đang ở một tình thế tốt hơn nhiều so với bất kỳ suy nghĩ nào trước đó với việc ngày càng có thêm nhiều loại vaccine. Có được vaccine là một tin tốt và chúng ta cần nhìn nhận nó ở những khía cạnh tốt hơn.

 Ảnh: Chiến Thắng.

Theo nhiều thống kê và nghiên cứu, các loại vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca đều có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong sau 2 mũi tiêm mặc dù ít có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các biến thể có khả năng lây nhiễm cao như Delta. Thực tế đã chứng minh, vaccine ngừa COVID-19 đã làm giảm thiểu đáng kể tình trạng nguy kịch ở bệnh nhân COVID-19 ở Singapore, giúp giảm tốc độ lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 tại Tây Ban Nha, mang lại hiệu quả tới 91% trong ngăn ngừa các biến chứng nặng đối với các bệnh nhân COVID-19 tại Israel…

Sau nhiều nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia nói rằng: “Vaccine tốt nhất” đơn giản chính là loại vaccine đang có sẵn cho người tiêm, đó có thể là câu trả lời rõ ràng, hợp lý nhất. Nếu cách lý giải trên vẫn chưa thực sự thuyết phục, mọi người sẽ phải chấp nhận một thực tế: Rất khó để so sánh chất lượng, hiệu quả giữa các loại vaccine. Vì thứ nhất, nhiều người quan niệm kết quả thử nghiệm lâm sàng của vaccine, nhất là ở giai đoạn 3, có thể giúp đưa ra câu trả lời về “vaccine tốt nhất”.

Nhưng có thể đây chỉ là một thông số tham khảo. Những thử nghiệm lâm sàng, thường được tiến hành trên phạm vi hàng chục nghìn tình nguyện viên, đi vào so sánh số ca nhiễm bệnh ở nhóm đối tượng được tiêm vaccine và số được tiêm giả dược. Từ mức độ chênh lệch đó sẽ cho ra thông số về hiệu quả vaccine, nói cách khác là khả năng kháng virus của vaccine trong các điều kiện được kiểm soát chặt chẽ của thử nghiệm lâm sàng.

Thứ hai, việc so sánh hiệu quả ở giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng là phức tạp, bởi thử nghiệm được tiến hành trong các điều kiện khác nhau về thời gian, địa điểm; người tham gia thử nghiệm khác nhau về độ tuổi, sắc tộc, điều kiện bệnh nền… Đặc điểm này khiến việc định lượng giảm lây nhiễm trong cộng đồng có thể khác nhau.

Do đó, “vaccine tốt nhất” có thể là một tập hợp nhiều loại vaccine. Đó chính là những vaccine sẵn có, có thể tiếp cận được, giúp người tiêm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, giảm mức độ lây lan trong cộng đồng và giảm nguy cơ bệnh tăng nặng đến mức phải nhập viện. Mọi loại vaccine đã được cấp phép đều có được công dụng này và vì thế “vaccine tốt nhất” có lẽ là loại vaccine sẵn có.

Cần hành động và chăm sóc lẫn nhau

Bên cạnh vaccine, việc đảm bảo dòng chảy tự do của các nguyên liệu đầu vào cần thiết trong chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn để đẩy mạnh sản xuất vaccine trên toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách thương mại lại là một trở ngại nghiêm trọng đối với dòng chảy tự do của vaccine, các nguyên liệu đầu vào thiết yếu để bào chế và kiến thức đằng sau quá trình sản xuất chúng.

 

Để giải quyết việc này, hồi tháng Tư, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã gặp gỡ đại diện của chính phủ và các ngành công nghiệp để thảo luận về các cách thức tăng cường chuỗi cung ứng. Tham vọng hơn, với việc tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thay vì chỉ tránh các hạn chế, cuối năm 2020, một nhóm các thành viên WTO đã đề xuất tầm nhìn xây dựng Sáng kiến Thương mại và Y tế. Sáng kiến này liên quan đến việc thiết lập một chương trình hợp tác quốc tế về phân phối và trợ cấp sản xuất các thành phần vaccine.

Vấn đề then chốt ở đây là cần phải vượt qua sự dè dặt của các quốc gia vốn không khuyến khích y tế cộng đồng để cung cấp các khoản viện trợ ở quy mô cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vaccine của thế giới. Các quốc gia đó sẽ chỉ được hưởng lợi ích “bên ngoài” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng y tế công cộng của chính họ, nếu họ được đảm bảo tiếp cận vaccine của các quốc gia khác thông qua thương mại.

Nhìn rộng ra, cơ chế thương mại sẽ cần phải phù hợp hơn với việc trang bị kiến thức để đối phó với các đại dịch trong tương lai, trong đó gồm cả những đại dịch phát sinh từ các biến thể của SARS-CoV-2, vốn đang làm giảm hiệu quả của một số loại vaccine hiện nay. Để đạt được hiệu quả tối ưu, các nước đang phát triển cần phối hợp hành động trên mặt trận thương mại với cải cách y tế công cộng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, muốn thực sự giải quyết sự bất bình đẳng về sức khỏe toàn cầu, chúng ta cần mở rộng hơn nữa việc sử dụng Quỹ rút vốn đặc biệt (SDR) để phân phối vaccine COVID-19 toàn cầu. SDR là quỹ dự trữ toàn cầu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lập ra, có thể được sử dụng để giúp các quốc gia đang đối mặt với suy thoái kinh tế. Quỹ này hiện nay đang trở nên cần thiết để hỗ trợ ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19 ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mới đây, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý phân bổ 650 tỷ USD từ SDR, đợt phân bổ lớn nhất trong lịch sử, để giúp các quốc gia có nhu cầu ứng phó đại dịch lớn nhất và phục hồi kinh tế chậm nhất. Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Rockefeller cho thấy các động thái tăng cường dự trữ khẩn cấp của IMF có thể cung cấp nguồn kinh phí cần thiết để tiêm chủng cho 70% dân số ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào cuối năm 2022.

G7 cũng đặt mục tiêu phân bổ lại các SDR trị giá 100 tỷ USD do các nước giàu nắm giữ cho các nước thu nhập thấp, mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là “một bước quan trọng vì sự công bằng”.

Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nói: “Hơn 100 tỷ USD (cho SDR) liệu có đủ? Chúng ta cần phải nói rõ, như vậy là không đủ. Quỹ dự trữ của IMF hiện có thể cung cấp 285 tỷ USD, chỉ đủ để khắc phục những ảnh hưởng của COVID-19 đối với châu Phi. Đó thực sự là một tình huống khẩn cấp”. Nhu cầu của toàn thế giới về SDR mà người đứng đầu IMF nói ở đây là 2,5 nghìn tỷ USD.

Khổng Hà

Siêu bão Milton tràn qua bang Florida của Mỹ ngày 10/10 với sức gió lên tới gần 200 km/h đã gây ra những cơn lốc xoáy chết người, phá hủy nhà cửa và gây mất điện cho hơn 2 triệu hộ dân tại các thành phố ở khu vực này. 

Báo CAND đã có nhiều bài viết về đấu giá mặt bằng tuyến phố đi bộ Ninh Kiều, ngày 9/10, ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) có văn bản trả lời về việc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Me Kong (gọi tắt là Công ty Me Kong) xung quanh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo điều khoản trong hợp đồng khai thác tuyến phố đi bộ Ninh Kiều...

Ngày 10/10, Công an quận 5 đang phối hợp cùng Công an quận 8 và Công an quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) điều tra vụ cháu Lê Thị Minh Thư (SN 2008, học sinh lớp 11) mất tích bí ẩn suốt nhiều ngày.

Sau một thời gian dài nắm được quy luật hoạt động của các đối tượng, các lực lượng chức năng đấu tranh với tội phạm ma túy tỉnh Sơn La đã bắt giữ thành công 3 đối tượng: Mùa Thị Dụ, Hạng A Dự và Hạng A Di, cùng trú tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu (Sơn La).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文