Sau 17 năm, cả nước ghi nhận 963 người hiến giác mạc, chủ yếu ở Ninh Bình

14:11 13/06/2024

Đến nay, cả nước ghi nhận 963 người hiến giác mạc, chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình (437 người hiến), Nam Định (332 người hiến), hơn 20 tỉnh thành trong cả nước đã có người hiến tặng giác mạc sau qua đời.

Thông tin được đại diện Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 cho biết tại lễ ra mắt Ngân hàng mô và Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người do đơn vị này tổ chức ngày 13/6.

Theo ước tính, Việt Nam hiện có trên 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, danh sách người đăng ký chờ ghép giác mạc gần 1.000 người, con số này ngày càng tăng lên theo thời gian.

Từ đầu năm 2024 đến nay, tại Bệnh viện Mắt Trung ương đã ghép giác mạc được hơn 60 ca.

Ra mắt Ngân hàng mô và Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Từ ca hiến tặng giác mạc đầu tiên vào tháng 4/2007 của cụ bà Nguyễn Thị Hoa (ở Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, cả nước đã ghi nhận 963 người hiến giác mạc, trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình (437 người hiến), Nam Định (332 người hiến). 

Đến nay, hơn 20 tỉnh thành trong cả nước đã có người hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Nhờ nguồn giác mạc hiến tặng này, nhiều người đã được ghép giác mạc, trở lại cuộc sống lao động sinh hoạt bình thường. 

Dù phẫu thuật ghép giác mạc ở Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ phẫu thuật viên ngày càng đông đảo hơn nhưng do nguồn giác mạc vô cùng khan hiếm, lượng hiến tặng giác mạc thời gian qua mới chỉ đáp ứng được số lượng rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, hiến giác mạc là một hành động cao cả, mang lại ánh sáng và hy vọng cho những người không may mất đi thị lực. Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, khi một người qua đời, nếu giác mạc của họ được hiến tặng, có thể sẽ mang lại ánh sáng cho hai người khác. Đây là một hành động nhân ái, góp phần mang lại sự sống mới cho những người bệnh. 

“Bằng cách hiến giác mạc, chúng ta không chỉ giúp đỡ người bệnh, mà còn để lại một di sản quý giá cho cuộc đời, biến sự ra đi của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Các đại biểu đăng ký hiến mô tạng tại buổi lễ.

PGS. TS Hoàng Thị Minh Châu, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 thông tin, mù do các bệnh lý giác mạc phổ biến ở những nước đang phát triển. Hiện nay, ở nước ta có gần 1 triệu người bị mù do bị các bệnh lý khác nhau về mắt.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2007, có khoảng 300.000 người bị mù do các bệnh về giác mạc gây nên, trong đó 1 nửa bị mù cả 2 mắt. Hàng năm lại có thêm hàng nghìn người bị mù bổ sung vào con số này. Với những người không may bị mù loà, cuộc sống của họ gần như tuyệt vọng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội vận động hiến ghép mô, tạng, đơn vị quyết định thành lập Ngân hàng mô và Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện.

Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 sẽ trở thành một đơn vị cùng với Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đồng hành tuyên truyền vận động thu nhận giác mạc để đem lại ánh sáng cho những người bệnh không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra.

Dịp này, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 cũng tổ chức “Lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng, giác mạc, bộ phận cơ thể người” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi" ngày 19/5 vừa qua và triển khai các hoạt động vận động hiến mô, tạng, giác mạc và bộ phận cơ thể người đến mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Tại buổi lễ có sự xuất hiện của chị Nguyễn Trần Thùy Dương - mẹ bé Nguyễn Hải An (7 tuổi) qua đời năm 2018 vì bệnh ung thư và đã hiến giác mạc để 2 người mù tìm lại được ánh sáng.

Chị Dương chia sẻ: "Con gái tôi, bé Hải An đã ra đi 6 năm. Trước khi mất, tâm nguyện của Hải An là hiến tặng một phần cơ thể của mình cho những bệnh nhân đang cần, đang chờ được cấy ghép. Nhờ nguyện ước của con, hai người mù đã tìm thấy ánh sáng, đồng thời, bản thân tôi cũng đã tìm thấy món quà con để lại chính là được gặp lại con theo một cách đặc biệt nhất.

Điều đó đã thay đổi cuộc sống của tôi từ trong nỗi đau đến niềm hạnh phúc, khiến tôi tin rằng con vẫn đang ở bên mình và cảm nhận được sự sống hồi sinh nếu chúng ta có thể vượt qua nỗi đau để chấp nhận cho đi".

Tại chương trình, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn kêu gọi mọi người hãy lan tỏa thông điệp Hiến giác mạc – một hành động nhỏ, nhưng mang lại giá trị lớn lao, để mỗi người trong chúng ta đều trở thành một tấm gương sáng, góp phần mang lại ánh sáng và niềm hy vọng cho những người bệnh đang cần được ghép giác mạc.

Nhiều đại biểu và y bác sĩ của Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 đã đăng ký hiến mô, tạng tại buổi lễ.

Trần Hằng

Công an huyện Lang Chánh, Thanh Hóa đã thu giữ chiếc ĐTDĐ trong đó có lưu 2 đoạn clip quay ngày 8/11 phản ánh việc Vi Thị Quỳnh dùng thủ đoạn ép buộc cặp vợ chồng ở Lang Chánh cởi bỏ hết quần áo, quay video để gây sức ép đòi nợ số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.

Sau khi được lực lượng Công an và người thân tuyên truyền, vận động, giải thích, khoảng 13h, ngày 1/12/2024, đối tượng Lê Hà Đông (SN 1992), trú tại thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là nhân viên thuộc Công ty vệ sĩ Security 24 đã đến cơ quan Công an đầu thú.

Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua với số phiếu tuyệt đại đa số, có quy mô siêu lớn và đương nhiên cùng với đó là rất nhiều thách thức. Có thể nói, đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Sau 9 tháng lẩn trốn quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên về tội danh "Nhận hối lộ", đối tượng duy nhất còn lại trong nhóm nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 78-02D thuộc Công ty TNHH đăng kiểm Bách Việt đã bị bắt giữ khi xuất hiện gần cửa khẩu Hoàng Diệu trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Sau hơn bốn thập niên hoạt động, vai trò của Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Lebanon, hay còn gọi là Lực lượng Lâm thời của LHQ ở Lebanon (UNIFIL), đang được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt khi xung đột giữa Israel và Hezbollah leo thang và vừa tạm thời hạ nhiệt nhờ lệnh ngừng bắn vào ngày 26/11.

Với dữ liệu gốc từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 của Chính phủ, TP Hà Nội đã phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 trong đó có ứng dụng công dân Thủ đô số - iHaNoi. Chỉ trong thời gian ngắn, ứng dụng này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân Thủ đô bởi những tiện ích từ ứng dụng mang lại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文