Số ca mắc cộng đồng tăng cao, sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch

08:39 26/11/2021

Sau nhiều ngày Việt Nam giảm số mắc COVID-19 xuống dưới vài nghìn ca/ngày, thì 1 tuần trở lại đây, số ca mắc tăng nhanh, vượt qua con số 10.000 ca bệnh, đặc biệt ngày 24/11 đã có gần 12 nghìn F0 mới, tăng cao nhất kể từ ngày 18/10 đến nay.

Số ca mắc cộng đồng tăng cao tại nhiều tỉnh, tỷ lệ tử vong cũng tăng trở lại, một số địa phương đã hết giường điều trị F0 và có văn bản đề nghị Bộ Y tế chi viện lực lượng y, bác sĩ, thuốc điều trị tại nhà.

Đề nghị chi viện thuốc, nhân lực

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết điều trị COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 25/11 với 700 điểm cầu trên cả nước, TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, vào tháng 5/2021, dịch COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh chỉ ở cấp độ 1, nhưng sau 4 tuần, chỉ số lây nhiễm tăng lên cấp độ 2, vào khoảng 1.456 ca/tuần, sau đó lên hơn 3.000 ca/tuần. Sang tháng 7, chỉ số lây nhiễm cộng đồng tăng lên cấp độ 3 và đây là thời điểm dịch bùng phát trên tất cả các quận, huyện, từ 3.000 ca/tuần lên 11.000 ca/tuần. Dịch tại TP Hồ Chí Minh lúc này tăng lên cấp độ 4. Kéo theo đó, số ca tử vong cũng gia tăng đáng ngại, nếu như tháng 7 chỉ hơn 50 ca/ngày, đến ngày 20/8 đã lên tới đỉnh điểm với 340 ca tử vong.

Số ca mắc COVID-19 tăng cao ở nhiều địa phương.

TP Hồ Chí Minh đã thay đổi chiến lược điều trị, chuyển từ tháp 5 tầng xuống tháp 3 tầng; triển khai thí điểm cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà. Hơn 400 trạm y tế lưu động đã tiếp nhận, điều trị các ca F0 tại nhà; phát tờ rơi, hướng dẫn cho F0 tại nhà tự chăm sóc, phát các gói thuốc A, C và B. Mô hình này đem lại hiệu quả rất cao, góp phần giảm bệnh nhân chuyển nặng, giảm tử vong. Tính đến nay, các trạm y tế lưu động ở TP Hồ Chí Minh đã chăm sóc được 206.000 F0 tại nhà.

Khi TP Hồ Chí Minh trở lại bình thường mới và thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, số ca F0 có chiều hướng tăng lên, từ 3 con số mắc mỗi ngày lên 4 con số, cao điểm có ngày lên hơn 1 nghìn ca. Phát biểu tại Hội nghị, TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu kiến nghị Bộ Y tế bổ sung thêm thuốc kháng virus để đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà. Đồng thời cũng kiến nghị Bộ Y tế cho TP Hồ Chí Minh rút ngắn thời gian điều trị F0 đã tiêm đủ liều vaccine và không có triệu chứng khi có kết quả âm tính vào ngày thứ 7.

Theo Bộ Y tế, ngày 24/11, cả nước ghi nhận gần 12.000 ca mắc COVID-19 mới, trong đó TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bình Thuận, Kiên Giang... tăng nhanh số ca F0 và hệ thống y tế gặp nhiều áp lực. Tỉnh Tây Ninh đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế chi viện 100 bác sĩ và 250 điều dưỡng cho địa phương, trong đó có 20 bác sĩ hồi sức cấp cứu. Nhiều địa phương cũng đề nghị được hỗ trợ thiết bị y tế và thuốc kháng virus điều trị COVID-19, bổ sung hệ thống oxy để “đánh chặn từ xa” trước khi F0 chuyển nặng…

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế đã nhận được đề xuất của một số địa phương và sẽ cử đoàn công tác của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối cùng các Cục, Vụ liên quan của Bộ đến các điểm có tình hình dịch diễn biến phức tạp. Sau khi đoàn hoàn thành nhiệm vụ, trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ có những hỗ trợ các tỉnh tăng cường năng lực điều trị.

Cảnh giác với làn sóng dịch lần thứ 5

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, về cơ bản, trong cuộc chiến chống dịch lần thứ 4, Việt Nam đã đưa ra 3 điểm quan trọng: Xây dựng gói thuốc A - gồm những thuốc thông thường như hạ nhiệt, ho, thuốc bồi bổ sức khoẻ; đưa thuốc kháng viêm-kháng đông (gói thuốc C) vào sử dụng sớm theo hướng dẫn của bác sĩ trực tuyến, trực tiếp; áp dụng thuốc kháng virus Molnupiravistrong chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng. 3 điểm này đã mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.

Đến nay, thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương thực hiện thí điểm điều trị F0 tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng. Kết quả đánh giá sơ bộ sử dụng thuốc này bước đầu hết sức khả quan, tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72 đến 93%;  giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng, đem lại hứa hẹn rất lớn cho việc sử dụng thuốc hiếm bằng đường uống.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sử dụng các thuốc tốt trong điều trị bệnh nhân nặng như các thuốc kháng thể đơn dòng, đã đem lại thành công. Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị F0 như thuốc favipiravir,  Avigan và đã có kế hoạch phân bổ cho các địa phương… Bộ Y tế đã phân bổ cho một số tỉnh, thành phố 2.000 liều thuốc kháng thể kép vào điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Các cơ sở y tế sẽ đưa vào sử dụng sớm nhất cho người bệnh nhằm nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử vong.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trong giai đoạn đầu thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, các địa phương đã phục hồi sản xuất, một số địa phương đã mở cửa du lịch trở lại, tỷ lệ ca mắc COVID-19 ở các địa phương có thể giảm hơn so với làn sóng thứ 4. Tỷ lệ tử vong đã giảm, con số tử vong có lúc giảm dưới 3 con số, có lúc khoảng 57-58 ca/ngày trên toàn quốc. Nhờ việc thử nghiệm các thuốc chống virus đường uống tại nhà, nhờ vaccine đã giảm được ca trở nặng và giảm tử vong.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh: “Hết tháng 11 sẽ có một số điều chỉnh trong công tác phòng, chống COVID-19 và Bộ Y tế đang giao Cục Quản lý Môi trường y tế phối hợp xây dựng chiến lược tổng thể phòng, chống COVID-19. Yêu cầu này được thực hiện trong bối cảnh đến ngày 30/11, tiêu chí về tỷ lệ tiêm vaccine đã hoàn thành, hơn 70% người trên 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine, kể cả người trên 65 tuổi”.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay xu hướng không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, khuyến khích người dân tự phát hiện, nếu mắc thì báo cơ quan y tế để được quản lý, khi có triệu chứng thì vào viện. Thay vì đó, sẽ tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều hơn với các địa phương. Đây là cách thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương. “Chúng tôi đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch (4 cấp độ) càng chia nhỏ càng tốt, đánh giá tới từng cụm dân cư, từng khu phố...để có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả, mà không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sinh hoạt của địa phương trên diện rộng. Để đáp ứng được điều đó, ngoài nâng cao năng lực điều trị, cần phải đảm bảo y tế đến được với mọi người dân khi nhiễm tại nhà, tại cộng đồng. Để làm được điều này cần nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc, đặc biệt là gói C”, ông Sơn nói.

Giải pháp đưa ra trong điều trị hiện nay, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, có 3 trụ cột: Cách ly, xét nghiệm và thu dung điều trị (tại tuyến cơ sở, tầng 2, tầng 3), trong đó quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus đường uống để tăng cường mức kiểm soát dịch tại cộng đồng, hạn chế giảm tình trạng bệnh nặng lên tầng trên. Đồng thời, các địa phương phải đẩy nhanh tiêm chủng cho người dân, tiêm nhắc đúng lịch và tiêm ưu tiên cho người trên 50 tuổi.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn hết sức phức tạp. Việt Nam đã vượt giai đoạn khó khăn nhất của làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chuẩn bị các điều kiện để có thể phải đón các làn sóng dịch COVID-19 mới, vì vậy người dân, các đơn vị, địa phương không lơ là, chủ quan để sẵn sàng ứng phó với đợt dịch thứ 5.

Trần Hằng

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文