Trẻ thừa cân, béo phì gia tăng mức đáng báo động

08:04 28/09/2021

Đại dịch COVID-19 khiến trẻ em phải nghỉ học, thời gian ở nhà quá lâu, nhất là trẻ em ở các địa phương đang phải giãn cách xã hội khiến nhiều trẻ tăng cân nhanh chóng. Chế độ ăn uống chưa hợp lý, ít vận động, đặc biệt trong thời gian giãn cách các em chỉ ở trong nhà đã làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam. Trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, với biến chủng Delta, nhiều trẻ em béo phì nhiễm virus SARS-CoV-2 đã chuyển biến nặng nhanh chóng, rơi vào nguy kịch.

53% cha mẹ không biết con mình béo phì

Từ đầu năm 2021 đến nay, con gái chị Phạm Mai Hương đang học trung học cơ sở ở quận Tây Hồ tăng cân nhanh chóng. “Con đặc biệt tăng cân nhanh khi nghỉ học ở nhà, nhất là hơn 2 tháng qua khi Hà Nội giãn cách xã hội, chỉ quanh quẩn trong nhà, bố mẹ không kiểm soát được khẩu phần ăn của con nên chỉ vài tháng mà con tăng tới 5kg. Tôi thật sự lo lắng khi chỉ số cân nặng của con đã vượt gần 10kg so với tiêu chuẩn”, chị Hương lo lắng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguyên nhân trẻ thừa cân, béo phì ở trẻ là do ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh và tập thể dục không đầy đủ. Trên thực tế có nhiều bậc phụ huynh lại không biết con mình đang bị thừa cân mà điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, để đến khi nhận thức rõ tình trạng của con thì trẻ đã bị thừa cân, béo phì. Việc giảm chế độ ăn, điều chỉnh giảm cân sẽ rất khó khăn. 

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Cũng theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Nhiều bậc cha mẹ vì không chú ý, hoặc chủ quan cho rằng con chỉ nhỉnh cân hơn các bạn một chút nên đã không điều chỉnh, can thiệp kịp thời, dẫn đến khi nhận ra con béo phì thì rất vất vả trong việc điều chỉnh, chạy chữa.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, các hoạt động vận động giúp trẻ không bị thừa cân, béo phì.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở trẻ dẫn đến rất nhiều hệ lụy, như trẻ bị ảnh hưởng đến hệ nội tiết – chuyển hóa, dẫn đến hạ đường huyết, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, dễ gặp chứng ngừng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí. Ngoài ra, thừa cân, béo phì ở trẻ còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật; tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… khi trưởng thành. Các chuyên gia cũng cảnh báo, tình trạng thừa cân, béo phì nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Trẻ béo phì nguy hiểm trong đại dịch

Theo Bộ Y tế, nhiều nghiên cứu mới đây đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong đợt dịch thứ 4, hàng nghìn trẻ em ở Việt Nam đã mắc COVID-19 với biến thể Delta đã khiến nhiều trẻ em có bệnh nền và béo phì phải nhập viện, bệnh diễn biến nặng, nguy kịch. Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận điều trị rất nhiều trẻ em mắc COVID-19, trong đó có các bệnh nhi béo phì. Điển hình là bệnh nhi 15 tuổi, nặng 135kg, trú tại quận 8. Cậu bé nhanh chóng bị khó thở, suy hô hấp, tăng đông rồi rơi vào nguy kịch rất nhanh sau khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhi phải thở máy không xâm lấn, dùng kháng sinh, thuốc chống huyết khối, dinh dưỡng cân bằng. Sau 10 ngày điều trị hồi sức tích cực, cậu bé mới rút được ống thở.

Gần đây nhất, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi 14 tuổi, cân nặng 100kg vào nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái. Bệnh nhi bị sốt cao liên tục, suy hô hấp nặng và thở nhanh, phổi tổn thương cả 2 bên, 2 lần xét nghiệm âm tính, được các bác sĩ nhanh chóng cho thở oxy mask. Đến lần xét nghiệm thứ 3, bệnh nhi đã có kết quả dương tính. Tuy nhiên, cháu bé không đáp ứng với thở oxy, tổn thương phổi diễn tiến nhanh, tổn thương gan, tổn thương các cơ quan do phản ứng viêm rất mạnh.

Theo PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cơ địa của cháu bé dư cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khiến điều trị gặp nhiều khó khăn. Cháu bé đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức với thở máy, thuốc kháng viêm liều cao, kháng đông, kháng sinh phổ rộng. Sau 5 ngày cháu đã cải thiện, tỉnh và dần bình phục.

Số trẻ nguy kịch trong đợt dịch thứ 4 không ngừng gia tăng theo số ca bệnh. Tại Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 200 bệnh nhi là F0 điều trị, không ít trong số đó là bệnh nhi bị béo phì, diễn biến nặng rất nhanh, khi vào bệnh viện đã tổn thương phổi 2 bên nặng, cần thở máy không xâm nhập. Theo BS Quang, bệnh COVID-19 ở trẻ em đa số là nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên đối với các bé trên 10 tuổi có các yếu tố nguy cơ cao như thừa cân, béo phì hoặc bệnh lý nền nặng thì thường diễn tiến nhanh với suy hô hấp do tổn thương phổi nặng. 

Để nhận thức rõ hơn về tác hại của thừa cân, béo phì ở trẻ, Bộ Y tế đã phát động chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI – Đồng hành dinh dưỡng cùng con trong mùa dịch”. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, chương trình mong muốn mọi người có đánh giá đầy đủ về thực trạng và những nguy cơ tiềm tàng của thừa cân, béo phì ở trẻ em. Đồng thời mong muốn các chuyên gia đưa ra những khuyến nghị, giải pháp dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhiều đơn vị chuyên môn, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Chiến lược tổng thể nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, gồm 6 mục tiêu cụ thể với 29 chỉ tiêu. Trong đó, một trong số các mục tiêu quan trọng đó là khống chế thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Thiết nghĩ, để thực hiện đồng bộ các giải pháp Chiến lược, ngoài sự nỗ lực của chính quyền, cơ quan chức năng, cần huy động sự tham gia, hưởng ứng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay hướng tới mục tiêu nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Trong đó, nhóm giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là các bậc cha mẹ để có nhận thức đúng và đủ về dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Trần Hằng

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文