Ứng phó với 4 biến thể phụ của Omicron làm tăng ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam

07:20 18/08/2022

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin vào chiều 17/8 cho biết, Việt Nam xuất hiện biến thể phụ mới BA.2.74 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn. Như vậy, nước ta đang có 4 biến thể phụ của chủng Omicron trong cộng đồng được cho rằng gia tăng ca mắc mới và có khả năng lẩn tránh miễn dịch. Các biện pháp ứng phó của Việt Nam khi ca mắc đang gia tăng sẽ như thế nào?

Ca mắc tăng nhanh trở lại

Theo Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, Việt Nam ghi nhận 14.490 ca mắc COVID-19 mới. Sau một thời gian dài không có ca bệnh COVID-19 tử vong thì trong những ngày gần đây đã ghi nhận tử vong. Điển hình ngày 16/8, Việt Nam ghi nhận gần 3.000 ca mắc mới - tăng kỷ lục trong hơn 3 tháng qua và 2 ca tử vong. Đến nay, cả nước đã có 11.370.462 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người dân không nên chủ quan, lơ là, vẫn phải phòng dịch khi các biến thể phụ xâm nhập.

Theo nhận định của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên thế giới, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác, trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76. Các biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Cục Y tế Dự phòng cũng cho biết, tại Việt Nam ngoài biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.12.1, đã ghi nhận thêm biến thể phụ mới BA.2.74 (không phải biến thể phụ BA.2.75 như đã thông tin trong công văn của Cục Y tế Dự phòng trước đó). Tại Việt Nam, biến thể phụ mới BA.2.74 được ghi nhận lần đầu tiên tại báo cáo ngày 8/8 của Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1, nhất là thời gian vừa qua cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết: “Virus có thể tồn tại lâu dài, có thể tiến hoá theo chiều hướng nhẹ đi và lưu hành lâu dài như cúm mùa, nhưng có thể biến chủng nặng hơn hoặc vô hiệu hoá vaccine, thực tế đang diễn biến phức tạp, khó lường”.

Tạo “lá chắn” cho trẻ đến trường

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay tốc độ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 còn chậm, đặc biệt là tiêm vaccine mũi 2 cho trẻ từ 5-11 tuổi và mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Địa phương tiêm thấp tính đến ngày 16/8 là TP Hồ Chí Minh (52,2%), Hà Tĩnh (49,5%), Đà Nẵng (45,5%), Quảng Nam (44,6%), Bình Thuận (57,4%). Năm học mới sắp bắt đầu, hàng triệu trẻ em trên cả nước quay lại trường học, song nhiều phụ huynh vẫn từ chối tiêm vaccine cho trẻ, khiến cho “lá chắn” bảo vệ trẻ trước COVID-19 chưa đạt yêu cầu đề ra.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trẻ em vẫn bị nhiễm COVID-19, mặc dù khi nhiễm bệnh nhẹ, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nặng như đã ghi nhận trẻ mắc hội chứng MIS- C (viêm đa hệ thống hậu COVID-19). “Trẻ em vẫn tiêm rất nhiều loại vaccine. Từ lúc lọt lòng trẻ đã tiêm vaccine viêm gan B ngay tại bệnh viện, sau đó tiêm vaccine lao, sởi, bại liệt, bạch hầu… Việc  tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ đã được WHO cấp phép và tiêm cũng an toàn, phụ huynh không nên lo lắng quá mà cần phải cho trẻ đi tiêm để phòng bệnh”, chuyên gia khuyến cáo.

Cùng lúc có 4 biến thể phụ của Omicron trong cộng đồng mà chủ đạo là biến thể phụ BA.4, BA.5 ở nhiều tỉnh phía Nam, biện pháp ứng phó với thực trạng gia tăng ca mắc hiện nay sẽ như thế nào? PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, vẫn duy trì 2 biện pháp: Ngành y phải tiếp tục giám sát đánh giá tác động, đánh giá đúng nguy cơ để đáp ứng phù hợp. Thứ hai là tổ chức việc dự phòng cá nhân, người dân không chủ quan lơ là, dẫn tới bệnh lây lan nhanh. Người dân vẫn phải đeo khẩu trang ở nơi có nguy cơ cao, khử khuẩn, không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ. Môi trường có nguy cơ là môi trường kín, đám đông và phải bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương là người già, người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch.

Ông Phu cũng nhấn mạnh, COVID-19 không biến mất, có thể trở thành bệnh cúm mùa, vì thế người dân không nên chủ quan mà lơ là các biện pháp phòng dịch.  Thời gian qua ghi nhận nhiều ca tái nhiễm, thậm chí có người nhiễm lần thứ 3, thứ 4. “Sau 4-6 tháng tiêm vaccine, miễn dịch giảm đi, kể cả miễn dịch tự nhiên (đã mắc COVID-19) nên vẫn tái nhiễm. Do vậy cần phải tiêm vaccine và cần phải tiêm nhắc lại. Không có biến chủng lâu bền (như bệnh sốt xuất huyết, chủng mắc rồi thì không mắc lại nữa), mà COVID-19 cùng một chủng vẫn bị tái nhiễm tuýp khác nhau, thậm chí vẫn tái nhiễm biến chủng đó”, chuyên gia khuyến cáo.

Trần Hằng

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文