Vì sao cần tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi?

08:30 12/02/2022

Theo kết quả khảo sát tiêm vaccine phòng COVID-19 của Viện Chiến lược và Chính sách (Bộ Y tế) đối với 415.000 phụ huynh có con từ 5- dưới 12 tuổi, có hơn 60% phụ huynh đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho con, 29% đang cân nhắc, 2% không đồng ý tiêm.

Nhiều phụ huynh băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là phản ứng viêm cơ tim của vaccine Pfizer. Có một số ý kiến cho rằng, khi mắc COVID-19, bệnh của trẻ em thường nhẹ, như cảm cúm nên nhiều phụ huynh từ chối tiêm cho con. Tới đây, khi trẻ Tiểu học quay trở lại trường, nếu các em chưa tiêm vaccine, nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.

Trước những băn khoăn, lo lắng của rất nhiều phụ huynh có con ở nhóm tuổi này, TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo hướng dẫn từ hãng dược Pfizer, trẻ từ 5-11 tuổi sử dụng vaccine với liều 10mcg, bằng 1/3 so với người lớn và thanh thiếu niên. Lần thứ 2 tiêm ít nhất 8 tuần sau liều đầu tiên.

"Trẻ từ 5-11 tuổi phần lớn chưa bước vào giai đoạn dậy thì, chưa trải qua quá trình cơ thể thay đổi hormone, do đó ít xảy ra các phản ứng phụ sau tiêm. Tiêm cho trẻ em liều bằng 1/3 người lớn gần như không có các phản ứng phụ bất lợi, nên được đánh giá là mũi tiêm an toàn", BS Thái cho biết.

Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi cao

Chính phủ đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine Pfizer tiêm cho nhóm trẻ ở lứa tuổi này. Theo Bộ Y tế, dự kiến trong quý 1 và quý 2 năm nay sẽ tiêm vaccine Pfizer cho các em khi vaccine về đến Việt Nam.

BS Thái cho biết, với liều tiêm 10 mcg ở trẻ nhỏ, gần như không thấy trường hợp nào gặp phải vấn đề với cơ tim. Theo BS Thái, hiện nay, thế giới đã có 44 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine này, tuy nhiên số liều vaccine được tiêm chỉ có 17 quốc gia báo cáo với khoảng 12 triệu liều vaccine. Các phản ứng thường gặp là sốt, sưng đau tại chỗ, mệt mỏi 1-2 hôm sau đó hết, các nước đã tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này không gặp biến cố bất lợi nào ghê gớm hay viêm cơ tim. Đó là lý do vì sao vaccine được tiêm giảm liều một cách an toàn nhưng vẫn có hiệu lực bảo vệ.

Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng phụ của vaccine Pfizer được WHO cấp phép cho tiêm trẻ nhỏ, được nhiều nước chấp thuận tiêm cũng giống với các vaccine cơ bản mà trẻ tiêm vào những tháng đầu đời. Phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ, sưng đỏ cánh tay. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày, không có báo cáo về tác dụng phụ lâu dài.

Tuy trẻ em nhiễm COVID-19 bệnh nhẹ hơn so với người lớn, song không loại trừ những em có bệnh nền, béo phì, bệnh có nguy cơ tăng nặng.Vì vậy, trẻ béo phì, có bệnh nền cần phải tiêm sớm.Theo các chuyên gia, trẻ em là F0 ít biến chứng nặng dẫn tới tử vong, nhưng những tác dụng kéo dài liên quan tới COVID-19 (hậu COVID) khá phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng tới sức học của trẻ. Hơn nữa, trẻ em nếu dương tính có thể tiếp tục làm nguồn lây nhiễm cho người lớn, cho người chưa được tiêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Pfizer là vaccine duy nhất được các cơ quan uy tín về quản lý dược trên thế giới như Cơ quan Quản lý dược phẩm Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý dược châu Âu công nhận và Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành tiêm cho trẻ em.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tư vấn của các thành viên Hội đồng tư vấn vaccine của Bộ Y tế, tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai tiêm vaccine. Hiện thế giới có 44 quốc gia tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, trong đó có tới 75% quốc gia dùng vaccine Pfizer. Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi dựa trên kinh nghiệm tổ chức tiêm cho trẻ 12-18 tuổi thời gian qua. Đồng thời, liên tục tiến hành tập huấn cho cán bộ y tế chi tiết, cụ thể về phản ứng sau tiêm và theo dõi sức khỏe tiêm chủng.

Tr.Hằng

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文