Virus Marburg nguy hiểm như thế nào?

09:27 23/03/2023

Virus Marburg có thể lây nhiễm từ động vật sang người, từ người sang người với tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 88%.

Ngày 23/3, liên quan đến virus Marburg vừa được thế giới cảnh báo, TS.BS Phùng Mạnh Thắng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết đây là một loại RNA virus thuộc họ Filovirus, gây bệnh sốt xuất huyết tương tự như Ebola.

Virus Marburg lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1967, khi dịch sốt xuất huyết bùng phát đồng thời tại các phòng thí nghiệm ở Marburg và Frankfurt (Đức) cũng như ở Belgrade, Nam Tư (nay là Serbia).

Loại virus Marburg có thể lây nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh, trong đó có loại dơi ăn quả...

Từ 7/1 đến 21/2, thế giới đã ghi nhận 9 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Marburg tại Guinea Xích Đạo (Tây Phi), trong đó có 1 ca xác nhận bằng xét nghiệm. Tất cả các ca nhiễm đều tử vong.

Theo TS.BS Phùng Mạnh Thắng, virus Marburg có thể lây nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh.

Ngoài ra, virus này cũng lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc các bề mặt nhiễm mầm bệnh.

Thời gian ủ bệnh dao động từ 2 đến 21 ngày, bắt đầu với sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau cơ. Khoảng ngày thứ năm sau khi khởi bệnh, có thể xuất hiện ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng), buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện.

Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan. Chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn do bệnh này có triệu chứng tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác (sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết do Ebola,…Bệnh có tỉ lệ tử vong cao (con số ghi nhận được trong các đợt bùng phát trước đây là 24% đến 88%).

TS.BS Phùng Mạnh Thắng khuyến cáo các bệnh viện cần có biện pháp phát hiện sớm các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam thông qua khai thác tiền sử dịch tễ và triệu chứng lâm sàng.

Theo quy trình tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi có trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Marburg, họ sẽ được lập tức cách ly, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc và giọt bắn.

TS.BS Phùng Mạnh Thắng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy, thông tin cảnh báo.

Quy trình sàng lọc, tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus Marburg tại cơ sở y tế này như sau: Bệnh nhân tại phòng khám hoặc cấp cứu có các triệu chứng gợi ý mắc bệnh do virus Marburg như: Sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau cơ, ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng), buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy... mà không lý giải được đầy đủ bệnh lý lâm sàng bằng một nguyên nhân khác.

Ngoài ra, bệnh nhân có các yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng. Người đi về từ Tây Phi hoặc có tiếp xúc với ca nghi ngờ/ca xác định mắc bệnh do virus Marburg mà không sử dụng phương tiện cá nhân phù hợp.

Trường hợp đủ các yếu tố trên sẽ được đưa vào buồng cách ly ngay tại Khoa Cấp cứu. Sau đó, đơn vị sẽ hội chẩn Khoa Bệnh nhiệt đới.

Nếu thuộc trường hợp nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được nhập Khoa Bệnh nhiệt đới. Với bệnh nhân không nghi ngờ, họ sẽ được nhập theo chuyên khoa tại bệnh viện để điều trị.

TS.BS Phùng Mạnh Thắng cho biết trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Marburg sau khi nhập khoa Cấp cứu được mang khẩu trang, vào phòng cách ly phòng riêng, hạn chế chuyển bệnh phòng, khi chuyển phải mang khẩu trang cho bệnh nhân. Sử dụng đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân khi thăm khám và chăm sóc, phòng lây qua tiếp xúc và giọt bắn. Sau đó, bệnh viện sẽ tổ chức hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa nhiễm và xét nghiệm chẩn đoán.

Nếu kết quả xác định mắc bệnh do virus Marburg, người bệnh điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, tiếp tục áp dụng quy trình cách ly nghiêm ngặt. Nếu không nhiễm Marburg, bệnh nhân được điều trị theo đúng chuyên khoa, không cần cách ly.

Cũng theo TS.BS Phùng Mạnh Thắng, hiện tại vẫn chưa có vaccine để dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu virus Marburg. Đa phần người bệnh chỉ được hỗ trợ nâng đỡ, bù điện giải hoặc truyền máu khi bệnh nhân có tình trạng xuất huyết.

“Để phòng tránh virus này, người dân cần phát hiện sớm, tránh tiếp xúc với các loài động vật hoang dã có khả năng nguy cơ mang mầm bệnh, đặc biệt là dơi ăn quả, tránh ăn sống thịt động vật hoang dã. Khi tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh, người đi từ các nước Tây Phi về, nghi ngờ nhiễm virus cần đến cơ sở y tế sớm để khám và chẩn đoán”, TS.BS Phùng Mạnh Thắng khuyến cáo.

Phú Lữ

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文