Xây dựng Sổ sức khỏe, Hồ sơ sức khỏe điện tử: Lấy sức khỏe của người dân là trung tâm phục vụ

07:22 03/03/2024

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có y tế. Việc xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên nền tảng ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 được xem là nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng như nâng tầm y tế nước nhà.

Tạo lập những giá trị nhân văn và lợi ích to lớn

Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đồng chí Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân dựa trên nền tảng ứng dụng VNeID, những định dạng chuẩn dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, liên thông qua hạ tầng công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ hội lớn cho ngành y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Nhiều mô hình khám, chữa bệnh tự động đã được triển khai nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử.

Theo thống kê, hiện nay mỗi năm có khoảng 170 triệu lượt khám, chữa bệnh ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chiếm 61%. Số bệnh nhân điều trị nội trú là khoảng 17 triệu lượt trong đó người bệnh có bảo hiểm y tế chiếm 80%. Đánh giá của Bộ Y tế cho thấy, hiện nay, tỷ lệ đồng bộ giữa số CCCD, số định danh cá nhân với số thẻ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 94%. Đây là tiền đề quan trọng cho việc tích hợp dữ liệu khám, chữa bệnh của người dân từ các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau dựa trên số định danh cá nhân và số CCCD, mở ra một chương mới cho kỷ nguyên chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Việc xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử tích hợp vào VNeID sẽ giúp người dân dễ dàng truy cập dữ liệu sức khỏe của chính mình ở mọi nơi, mọi lúc thông qua nền tảng số, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong quản lý sức khỏe, tuân thủ điều trị tốt hơn. Đối với các cơ sở y tế cũng giúp liên thông nhanh chóng, chính xác việc chia sẻ thông tin về sức khỏe, lịch sử khám, chữa bệnh của người dân. Dữ liệu khám, chữa bệnh theo chuẩn và định dạng dữ liệu giám định bảo hiểm y tế được tích hợp vào Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin giữa các y, bác sỹ, cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau trong cùng một tỉnh, hay giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Khi nắm bắt được dữ liệu này, các cơ sở khám, chữa bệnh không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn đưa ra chẩn đoán chính xác hơn và lập kế hoạch, phác đồ điều trị phù hợp, quản lý hiệu quả khám, chữa bệnh.

Thành hay bại phụ thuộc người đứng đầu

Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Bộ Công an, Thư ký của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đánh giá, những lợi ích của việc xây dựng Sổ sức khỏe điện tử và Hồ sơ sức khỏe điện tử là không thể đong đếm được hết. Tuy nhiên, để triển khai thành công trên bình diện một địa phương đang được thí điểm là Hà Nội và sau này nhân rộng ra toàn quốc, thì một trong những yếu tố quan trọng đó chính là phải thay đổi nhận thức và hành vi cung cấp dịch vụ của cán bộ y tế. Để xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào chính quyết tâm chính trị, sự thay đổi trong tư duy, hành động của chính những người đứng đầu các đơn vị, địa phương, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ sở y tế…

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng khẳng định, mỗi lãnh đạo của cơ sở khám, chữa bệnh cũng như các y, bác sĩ và nhân viên y tế phải nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp dữ liệu khám, chữa bệnh của người dân cũng như ý nghĩa của Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử được hình thành trên dữ liệu đó đối với việc cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân được kết nối, liền mạch, số hóa là những thông tin, tài sản vô cùng quý giá cho những lần khám, chữa bệnh tiếp theo cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển nền y tế nước nhà.

Tại phiên họp của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ được tổ chức vào cuối  tháng 2 vừa qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đồng chí Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ đặt ra đối với thành viên Tổ Công tác ở các bộ, ngành, địa phương trong đó có Bộ Y tế cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai hiệu quả xây dựng Sổ sức khỏe điện tử và Hồ sơ sức khỏe điện tử. Ngoài Hà Nội thí điểm mạnh mẽ xây dựng Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử, hiện nhiều địa phương trên cả nước cũng đang triển khai những mô hình ứng dụng của Đề án 06, trong đó có mô hình khám, chữa bệnh bằng Kiosk, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân cũng như tạo lập dữ liệu, số hóa dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng Sổ sức khỏe điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử.

Thông tin với PV, Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Công an tỉnh Hà Nam đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả những phần việc của Đề án 06, nhất là các mô hình ứng dụng của Đề án 06. Đối với lĩnh vực y tế, một trong những mô hình đang được Sở Y tế tỉnh Hà Nam triển khai đó là Kiosk đăng ký khám bệnh tự động trên nền tảng sử dụng CCCD gắn chip, Face ID, nhận diện khuôn mặt tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm.

Người dân khi đến đăng ký khám, chữa bệnh chỉ cần sử dụng CCCD gắn chip, VNeID, sử dụng Kiosk có kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rút ngắn thời gian đăng ký, khám, chữa bệnh. Đối với cơ sở y tế, từ dữ liệu các Kiosk này cũng góp phần giúp các y, bác sĩ chủ động tiếp nhận thông tin, theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, tạo tiền đề vững chắc xây dựng Hồ sơ và Sổ sức khỏe điện tử.

Hoàng Phong

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文