Xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm sau mưa lũ

08:15 13/09/2024

Bộ Y tế đề nghị các địa phương duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tiễn địa phương. Đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nhất là vùng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Các địa phương cần củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để hỗ trợ tuyến dưới trong công tác giám sát và xử lý dịch bệnh.

Giao trách nhiệm cho UBND các cấp và các đơn vị liên quan chỉ đạo phối hợp liên ngành triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường ứng phó với các tình huống thiên tai, mưa lũ.

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão lũ.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải tổ chức giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong và sau mưa lũ như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết. Đặc biệt, cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn.

Về vấn đề vệ sinh môi trường, Bộ Y tế đề nghị đảm bảo dự trữ và cung cấp đầy đủ nước sạch tại các địa bàn bị ảnh hưởng, tăng cường kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, và cung cấp đủ hóa chất diệt khuẩn để xử lý nước trong trường hợp khẩn cấp. Các địa phương cần thực hiện vệ sinh môi trường ngay khi nước rút, bao gồm việc thu gom xử lý xác động vật để tránh phát sinh dịch bệnh.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, ngập lụt về nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt; các biện pháp xử lý môi trường và xử lý nước trong tình trạng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh khi mưa lũ và ngập lụt xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân vùng bão lũ không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm, nhằm phòng chống ngộ độc thực phẩm. Với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt, khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như lương khô, mì gói, nước uống đóng chai...

Trần Hằng

Sáng 19/9, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình cho biết, rạng sáng nay, cầu Ngòi Móng (km 0+250), bắc qua con suối cùng tên trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (TP Hoà Bình) đã bị lún và đến 4h thì bị sập phần đầu cầu; không có thiệt hại về người và tài sản.

“Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay/ Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi...”, những câu hát miêu tả hình ảnh lãng mạn của đoàn tàu hỏa vượt đèo Hải Vân trong bài “Tàu anh qua núi” của cố nhạc sĩ Phan Lạc Hoa luôn vang lên mỗi lần đoàn tàu chuẩn bị chở khách qua núi đoạn Huế-Đà Nẵng.

Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông báo truy tìm Đoàn Văn Bắc (SN 1987; ngụ khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) để làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung đoàn 600, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ nơi ở và làm việc của đối tượng cảnh vệ, các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cuộc hội nghị, các đoàn khách quốc tế theo chế độ quy định. Với quân số gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ, Trung đoàn 600 trở thành đầu mối lớn nhất Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

Thời gian qua, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tuyến đường giao thông được được đầu tư xây dựng, mở rộng, chỉnh trang nhưng lại chậm đưa vào khai thác, sử dụng. Nguyên nhân là do trong quá trình thực hiện, các dự án này đang gặp vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu các quy định tại Thông tư số 39/2021/TTBGTVT của Bộ GTVT nên chưa thể đấu nối với tuyến QL1A.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mặc tại Dự án BOT cầu Thái Hà, cũng như phương án đầu tư và mở rộng 1,3km đường dẫn cầu này để kết nối khai thác đồng bộ với 2 tuyến cao tốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文