Cá nhân nào có tên trong "Hồ sơ Síp"?

14:58 01/09/2020
Với tên gọi "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Síp), loạt bài điều tra của Al Jazeera đã hé lộ việc Síp "bán" hộ chiếu cho cả những tên tội phạm bị kết án và những kẻ đào tẩu khỏi pháp luật.

Hàng ngàn trang tài liệu liên quan cũng được công bố. Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, hộ chiếu Síp trở thành vật sở hữu đáng thèm muốn của nhiều người ở nhiều quốc gia, vì cho phép đi lại, làm việc và giao dịch ngân hàng trên khắp EU.

Tấm hộ chiếu đắc dụng

Cộng hòa Cyprus (Síp) là hòn đảo lớn thứ 3 trong vùng Địa Trung Hải với các quốc gia láng giềng gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Lebanon. Đảo quốc này gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 2004 và bắt đầu sử dụng đồng euro vào năm 2008. Năm 2010, tài sản ngân hàng tại quốc đảo này tương đương 896% GDP, trong khi tỷ lệ trung bình tại EU là 357%.

Năm 2019, GDP của Síp đạt hơn 24 tỷ USD. Đây là nền kinh tế xếp thứ 105 trên thế giới. GDP đầu người năm 2019 của nước này đạt hơn 27.700 USD, xếp thứ 32 trên thế giới. Trước cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu, đảo Síp từng là nơi hút vốn mạnh đầu tư, đặc biệt từ Hy Lạp và Nga. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Síp, tính đến cuối năm 2012, tổng tiền gửi từ các doanh nghiệp và người dân Nga tăng lên gần 2/3 trong khoảng thời gian hơn 6 năm.

Chính vì vậy, Síp trở thành điểm đến lý tưởng dành cho những cá nhân giàu có và quyền lực muốn sở hữu quốc tịch thứ hai. Quốc đảo này có chương trình cấp hộ chiếu đổi đầu tư đắt đỏ nhất thế giới. Mức đầu tư tối thiểu dành cho người muốn sở hữu quốc tịch nước này là 2,35 triệu USD. Người sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp được miễn thị thực tại 174 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hộ chiếu Síp xếp thứ 16 trong danh sách hộ chiếu quyền lực của Henley Passport Index.

Theo tài liệu công bố, có nhiều nhân vật mang quốc tịch Trung Quốc đã mua hộ chiếu Síp, trong đó có Dương Huệ Nghiên - chủ Tập đoàn bất động sản Country Garden. Bà Dương là người phụ nữ giàu nhất châu Á với tài sản 28,5 tỷ USD, theo Forbes. John Fredriksen, người giàu nhất Cộng hòa Síp, sở hữu tài sản 10,8 tỷ USD. 

Fredriksen có quốc tịch gốc Na Uy, nhưng ông đã từ bỏ để nhận quốc tịch Síp và những lợi ích mà thiên đường thuế này mang lại. Dù mang quốc tịch Síp, tỷ phú này chủ yếu sống ở London (Anh). Danh sách còn được kéo dài với những cái tên như Vadim Moskovitch, cựu thành viên Thượng viện Nga; cựu nghị sĩ Ukraine Volodymyr Zubky hay tỉ phú Taha Mikati, anh trai của cựu Thủ tướng Lebanon Najib Mikati...

"Thiên đường" của tội phạm?

Vào tháng 6 năm 2020, các công tố viên Ukraine cho biết họ đã được hối lộ 6 triệu đô la tiền mặt để hủy bỏ cuộc điều tra từ  tỷ phú Mykola Zlochevsky, ông trùm Tập đoàn Năng lượng Burisma. Ông này có hộ chiếu từ Síp từ năm 2017 và đang bị điều tra hối lộ ở quê nhà. Zlochevsky và Burisma phủ nhận mọi thông tin về khoản hối lộ. Giống như nhiều người trong danh sách truy nã ở quê nhà, hộ chiếu Síp của Zlochevsky cho phép ông ta sống ngoài tầm với của cơ quan thực thi pháp luật Ukraine. 

Tương tự, ông trùm Nikolay Gornovskiy cựu giám đốc Tập đoàn Gazprom của Nga đang bị truy nã cũng có hộ chiếu Síp năm 2019. Ali Beglov, quốc tịch Nga, đã mua hộ chiếu cho mình mặc dù đang thụ án tù vì tội tống tiền, điều đáng lẽ không thể xảy ra theo quy định của Síp. Doanh nhân Trung Quốc Zhang Keqiang cũng nhận được hộ chiếu Síp, mặc dù đã phải ngồi tù vì một thương vụ lừa đảo cổ phần.

Tờ báo Politis của Síp đưa tin doanh nhân Malaysia là Jho Low đã có được hộ chiếu Síp. Jho Low là nhân vật trung tâm trong vụ 1MDB - một vụ bê bối toàn cầu khiến quỹ nhà nước Malaysia bốc hơi hàng tỷ USD. 

Tờ Financial Times (FT) cho biết, ông này đã mua một bất động sản trị giá 5 triệu euro ở khu nghỉ dưỡng Ayia Napa của Síp vào năm 2015, theo một hóa đơn mà FT nhìn thấy. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận thu hồi hơn 700 triệu USD (544 triệu USD) tài sản, bao gồm các bất động sản sang trọng ở Hoa Kỳ, được cho là do ông Low và gia đình mua lại.

Nhật báo Rossiiskaya Gazeta của chính phủ Nga cũng đưa tin rằng, doanh nhân, tỷ phú người Nga Oleg Deripaska cũng đã nộp đơn xin cấp hộ chiếu Síp. Ông này nằm trong danh sách đen của các quan chức nhà nước Nga và các nhà tài phiệt ở Mỹ vì "thúc đẩy các hoạt động mờ ám ở Nga". 

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, nhà công nghiệp này đã bị điều tra về tội rửa tiền và một số tội danh khác. Một đại diện của Deripaska được Rossiiskaya Gazeta dẫn lời nói rằng, quốc tịch Síp sẽ giúp "nhiều lợi ích kinh doanh... đòi hỏi phải đi đây đó liên tục trên toàn thế giới" của ông Deripaska.

Phản ứng trước loạt điều tra của Al Jazeera, Bộ Nội vụ Síp hôm 23-8 cho biết đang xem xét sự việc và khẳng định đã thực hiện những thay đổi đáng kể đối với "Chương trình đầu tư Síp" trong những năm gần đây. 

Sẽ thắt chặt hoạt động này

Kể từ khi bắt đầu vào năm 2013, chương trình đã liên tục nhận chỉ trích và yêu cầu dừng ngay lập tức từ EU. Khối này lập luận chương trình của Síp không chỉ tạo điều kiện cho việc rửa tài sản do tham ô và trốn thuế của các cá nhân nước ngoài, mà còn làm xói mòn lòng tin vào các tổ chức tài chính ở EU, khiến hình ảnh của cả khối bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với Síp, số tiền 8 tỉ USD kiếm được từ chương trình đổi tiền lấy hộ chiếu này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh kinh tế èo uột. 

Để xin hộ chiếu Síp, người nộp đơn phải đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (2,5 triệu USD) vào nền kinh tế Síp, thường bằng cách mua bất động sản và tự chứng minh không có tiền án tiền sự. Mặc dù Síp tuyên bố sẽ kiểm tra lý lịch của người nộp đơn một cách kỹ lưỡng, các tài liệu mà Al Jazeera thu được cho thấy điều này không phải lúc nào cũng diễn ra. 

Theo bà Laure Brillaud thuộc Tổ chức minh bạch quốc tế, các phát hiện của Al Jazeera là đáng lo ngại nhưng không ngạc nhiên. "Những chương trình như vậy thường có những rủi ro cố hữu về rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế. Chúng được thiết kế để thu hút những người đang tìm cách đến EU nhanh nhất có thể", bà Brillaud lập luận.

Văn Hùng (theo Aljazeera.com)

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn – Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho ra mắt sách “Đầu nguồn” - cuốn hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Duy Nguyễn tuyển chọn.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chuyện lên chơi V.League 2025/26 khó vuột khỏi tầm tay của Ninh Bình. Nhưng để vô địch ngay khi thăng hạng giống như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hay CLB Bóng đá Công an Hà Nội trước kia, đội bóng cố đô Hoa Lư phải đầu tư lực lượng mạnh hơn nữa.

Ngày 18/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phát đi thông báo khẩn đến toàn bộ khách hàng sử dụng điện 21 tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, khách hàng sử dụng điện trên cả nước nói chung về việc xuất hiện trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện, với cước phí 8.000 đồng/phút (cao gấp 8 lần cước phí tổng đài chính thức của EVNSPC).

Sau thời gian tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Sở Nội vụ TP Huế), với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, Công an TP Huế đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó giúp người cai nghiện hiểu rõ tác hại của ma túy để tránh xa và nỗ lực học tập, rèn luyện để sớm được tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cấp bách như biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên suy giảm nhanh chóng và áp lực lớn từ yêu cầu tăng trưởng xanh, giảm phát thải. Xung quanh những tồn tại, điểm nghẽn cần tháo gỡ cũng như những thuận lợi mà Nghị quyết 57 “mở đường” để ngành Nông nghiệp có thể “đột phá và phát triển”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến.

Lần nào cũng vậy, mỗi khi trở lại làng Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội - địa bàn từng có hơn 10 năm gắn bó, Trung tá Nguyễn Đức Quý, Trưởng Công an phường Kim Mã, quận Ba Đình vừa cảm thấy thân quen nhưng cũng vừa xa lạ. Quen bởi ở đó, anh được gặp lại những con người đã nhiều năm gắn bó; lạ bởi sự đổi thay hằng ngày, hằng giờ ở nơi đây…

Hoà trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), tối 17/5, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.  Chương trình do Bộ Công an, Cục Công tác chính trị chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm phối hợp cùng các đơn vị tổ chức.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.